Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận cập nhật mới nhất 2022

Chúng ta biết, Ninh Thuận là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch biển rất mạnh mẽ. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, rất nhiều dự án bất động sản lớn, hiện đại đã được đầu tư vào tỉnh này. Việc nắm bắt tốt quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận sẽ giúp cho các nhà đầu tư bất động sản có lợi thế để lựa chọn vị trí, mục tiêu xây dựng nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất cho hoạt động kinh doanh.

1. Tổng quan quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một trong những tỉnh thành nổi tiếng thuộc duyên hải miền Trung với sự tiếp cận của nhiều dự án bất động sản lớn trong những năm vừa qua.

Tỉnh Ninh Thuận tiếp giáp với Khánh Hòa phía Bắc, Bình Thuận phía Nam, Lâm Đồng phía Tây và phía Đông là biển Đông.

Có ưu thế với đường biển dài đến 105km, tỉnh Ninh Thuận có lợi thế lớn trong việc phát triển du lịch biển. Một số  bài biển đẹp nổi tiếng của Ninh Thuận có thể kể ra, như là: bãi biển Cà Ná, bãi biển Bình Tiên, bãi biển Bình Sơn, bãi biển Ninh Chữ.

Ngoài ra, Ninh Thuận còn có nhiều cơ hội phát triển theo hướng du lịch văn hóa với di sản Tháp Chàm rất nổi tiếng gắn liền với lễ hội văn hóa đậm dân tộc Chăm.

Nếu muốn đi máy bay, từ thành phố Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận đến sân bay Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa chỉ có 60km.

Tổng quan quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
Tổng quan quy hoạch đất tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030

 

2. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận

Để xem xét tổng thể quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận, chúng ta cần tìm hiểu về các vấn đề sau:

2.1. Phân bổ diện tích các loại đất năm 2022 (đơn vị ha)

Kế hoạch phân bổ diện tích các loại đất tại Ninh Thuận năm 2022 là:

  • Đất nông nghiệp: 335.534
  • Đất trồng cây lâu năm: 10.282
  • Đất trồng lúa: 266.306
  • Đất chuyên trồng lúa nước : 18.745
  • Đất rừng đặc dụng: 39.661
  • Đất rừng phòng hộ: 111.865
  • Đất rừng sản xuất: 34.558
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 1.806
  • Đất làm muối: 3.951
  • Đất phi nông nghiệp: 30.028
  • Đất quốc phòng: 2.519
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp: 158
  • Đất an ninh: 543
  • Đất xây dựng khu công nghiệp: 1.386
  • Đất khu công nghiệp: 1.461
  • Đất xây dựng cụm công nghiệp: 75
  • Đất cho hoạt động khoáng sản: 462
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải: 78
  • Đất di tích, danh thắng: 317
  • Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 106
  • Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 794
  • Đất phát triển hạ tầng: 10.922
  • Đất cơ sở văn hóa: 73
  • Đất cơ sở y tế: 39
  • Đất cơ sở giáo dục, đào tạo: 259
  • Đất thể dục, thể thao: 106
  • Đất ở tại đô thị: 995
  • Đất chưa sử dụng: 39.499
  • Đất chưa sử dụng còn lại: 39.499
  • Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: 445
  • Đất đô thị: 12.036
  • Đất khu bảo tồn thiên nhiên: 42.327
  • Đất khu du lịch: 323

Trí tuệ đầu tư

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM cập nhất đến 2025

2.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2021-2022

(đơn vị ha)

  • Đất nông nghiệp được chuyển sang loại đất phi nông nghiệp: 390
  • Đất trồng cây lâu năm: 45
  • Đất trồng lúa: 16
  • Đất rừng đặc dụng: 58
  • Đất rừng phòng hộ: 68
  • Đất rừng sản xuất: 13
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 19
  • Đất làm muối: 1
  • Đất chuyên trồng lúa nước được chuyển sang làm đất nuôi trồng thủy sản:
  • Đất rừng đặc dụng được chuyển sang làm đất nông nghiệp khác
  • Đất rừng phòng hộ được chuyển sang làm đất sản xuất nông nghiệp hay là đất nông nghiệp khác:17
  • Đất rừng sản xuất được chuyển sang đất làm sản xuất nông nghiệp hay là đất nông nghiệp khác: 1

2.3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (đơn vị ha)

  • Đất nông nghiệp: 38
  • Đất trồng cây lâu năm:
  • Đất trồng lúa: 21
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất phi nông nghiệp: 407
  • Đất quốc phòng
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp: 3
  • Đất nghĩa trang, nghĩa địa
  • Đất phát triển hạ tầng: 10
  • Đất ở tại đô thị
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải

2.4. Kế hoạch phân bổ giao thông tỉnh Ninh Thuận

Trong quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận, kế hoạch phân bổ giao thông được đặc biệt coi trọng và nhiều tuyến đường được nâng cấp nhằm phát triển mạnh cơ sở hạ tầng của tỉnh.

Cụ thể, trong giai đoạn đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 8 tuyến hữu dùng cho mạng lưới vận tải công cộng, xe buýt (trong đó có 6 tuyến cũ).

Ninh Thuận đẩy mạnh quy hoạch phân bổ giao thông đến năm 2030
Ninh Thuận đẩy mạnh quy hoạch phân bổ giao thông đến năm 2030

Xem thêm: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cập nhật mới nhất 2022

Các bến xe buýt sẽ bắt đầu với bến xe khách nội tỉnh và điểm cuối là liên tỉnh. Trong giai đoạn từ 2021 đến 2030 sẽ bổ sung và quy hoạch thêm các bến xe, điểm đỗ xe buýt để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Điểm dừng trong năm 2020  đạt 452, ước tính sẽ có khoảng 2 điểm dừng với 0.1km đi đường.

3. Phân vùng trong quy hoạch phát triển Ninh Thuận

Trong quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận được chia ra làm 4 vùng sau:

  • Vùng trung tâm:

Vùng trung tâm gồm có thành Phan Rang – Tháp Chàm, các xã thuộc Ninh Hải, Ninh Phước. Đây là các khu vực đặt làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Ninh Thuận. Tổng diện tích toàn bộ vùng trung tâm là 26.476ha.

Đến năm 2030, vùng trung  phấn đấu xây dựng 15 phường, 11 xã với đô thị trung tâm là Phan Rang – Tháp Chàm

  • Vùng phía Bắc:

Vùng phía Bắc sẽ có huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải. Tổng diện tích của vùng này là 47.951ha. Đây là khu vực quan trọng đối với sự phát triển du lịch và kinh tế của toàn tỉnh. Đến năm 2030, số lượng thị xã: 1, thị trấn: 2, xã: 9, đô thị trung tâm: Đô thị Lợi Hải.

  • Vùng phía Nam:

Vùng phía Nam của Ninh Thuận gồm huyện Thuận Nam, huyện Ninh Phước. Tổng diện tích của vùng phía Nam là 84.304ha. Khu vực phía Nam được đánh giá là vùng trung tâm công nghiệp cũng như du lịch biển. Đến năm 2030, vùng phía Nam phấn đấu xây dựng: 1 thị xã, 2 thị trấn, 13 xã, đô thị trung tâm là Đô thị Phước Dân.

  • Vùng phía Tây:

Vùng phía Tây gồm huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái. Tổng diện tích của vùng phía Tây là 176.803,17ha. Khu vực này có tiềm năng về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đến năm 2030, dự kiến vùng phía Tây sẽ xây dựng: 1 thị xã, 3 thị trấn, 16 xã, đô thị trung tâm là Đô thị Tấn Sơn.

Kế hoạch phân vùng trong quy hoạch phát triển của tỉnh Ninh Thuận 2021
Kế hoạch phân vùng trong quy hoạch quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận và phát triển

 

Nhìn vào quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận như đã trình bày ở trên có thể thấy được tiềm năng phát triển một cách toàn diện từ kinh tế, văn hóa, du lịch,… của vùng đất miền Trung này.

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Nha Trang update mới nhất năm 2022