Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM cập nhất đến 2025
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM đến năm 2025 đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư bất động sản TP. HCM. Bởi nắm được những thông tin này sẽ giúp cho các nhà đầu tư giao dịch an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có. Đặc biệt là thu được lợi nhuận cao khi tiến hành chuyển nhượng và mua bán. Đọc bài viết dưới đây để có thêm những thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch của Sài Thành nhé.
1. Tổng quan quy hoạch TP HCM
Tổng diện tích của TP. HCM là 2.095m2 với 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện. Đồ án quy hoạch toàn thành phố được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1993. Đến năm 1998, 2020 lại có điều chỉnh. Và hiện tại, TP. HCM đang thực hiện theo đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025.
TP. HCM sở hữu vị trí chiến lược, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
- Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
- Nam và Tây giáp tỉnh Long An.
Tính chất lập quy hoạch
TP. HCM được định hướng xây dựng thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… Ngoài ra, nó còn có vị trí chiến lược chính trị quan trọng của cả nước. Nơi đây là đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.
Mục tiêu phát triển
Mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh đó là xây dựng nên thành phố phát triển hài hòa, bền vững về cả kinh tế, văn hóa, giáo dục. Kết hợp với bảo vệ môi trường và bảo tồn di tích lịch sử. Đảm bảo an ninh quốc phòng, mang đến cuộc sống bình yên cho nhân dân. Hình thành nên thành phố văn minh, hiện đại. Trở thành đầu cầu kinh tế phía Nam của Việt Nam và trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á.
Xem thêm: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cập nhật mới nhất 2021
2. Thông tin bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM
2.1. Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian TPHCM
Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM đến năm 2025, việc quy hoạch bản đồ phát triển không gian được thực hiện theo mô hình đa. Tương đương với thành phố sẽ phân chia thành nhiều trung tâm ở nhiều hướng khác nhau như:
Quy hoạch phía Nam
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM khu vực phía Nam bao gồm Quận 7, quận Nhà Bè. Khu vực này khá nhiều kênh rạch, sông ngòi từ tự nhiên. Ngoài ra, quỹ đất dành cho phát triển đô thị cũng rất nhiều. Chính vì vậy, nơi đây được quy hoạch trở thành nơi phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc cấp, thoát nước của toàn thành phố.
Quy hoạch phía Đông
Vùng đất phía đông của Sài Gòn được quy hoạch để tập trung phát triển các khu đô thị nằm dọc xa lộ Hà Nội. Nó bao gồm Quận 2, Quận 9, Thủ Đức. Nơi đây là khu vực có hành lang cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây đi qua.
Quy hoạch phía Tây Nam
Phía Tây Nam của Sài Gòn gồm quận Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh. Các quận này từ trước đã có nền tảng phát triển cơ bản. hoạch đất nơi đây theo chủ trương ưu tiên phát triển những cơ sở hạ tầng thích hợp với những điều kiện sẵn có.
Quy hoạch phía Tây Bắc
Phía Tây Bắc của Sài Gòn bao gồm các quận Quận 12, quận Hóc Môn, Củ Chi. Những quận này nằm giáp với trung tâm của thành phố, quỹ đất còn nhiều. Nó thích hợp để phát triển các khu đô thị mới.
2.2. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất TPHCM đến năm 2025
Dưới đây là thông tin từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM đến năm 2025, bạn có thể tham khảo
Xem thêm: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận cập nhật mới nhất 2021
2.3. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông TPHCM
Theo thông tin từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM đến năm 2025, bản đồ quy hoạch giao thông toàn thành phố được thực hiện như sau:
Quy hoạch đường cao tốc
Cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Tây Ninh
Tuyến đường cao tốc này có chiều dài 53.5km. Nó dùng để kết nối trung tâm thành phố với cửa khẩu Mộc Bài, giáp với biên giới Campuchia. Tổng số vốn đầu tư cho tuyến cao tốc này lên đến 10.668 tỷ đồng.
Quá trình xây dựng được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 gồm 4 làn xe. Giai đoạn 2 bao gồm từ 6 đến 8 làn xe. Dự kiến cao tốc này hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2026.
Cao tốc Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt
Tuyến đường cao tốc này dài 208km. Nó nối liền các địa phương từ TP. HCM đến Dầu Giây, Đồng Nai, Liên Phương- Đèo Prenn, Đà Lạt. Tổng số vốn đầu tư cho tuyến đường này là 65 nghìn tỷ đồng và dự kiến thi công qua 3 giai đoạn.
Cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ
Dự án cao tốc này có chiều dài 174km. Nó đi qua 4 ga từ Bình Dương tới Cần Thơ. Đây là một trong những dự án giao thông quốc gia, chạy song song với tuyến quốc lộ 1 đang được khai thác. Vì vậy, tùy theo từng lộ trình đầu tư mà chúng được nâng cấp và khai thác khác nhau.
Cao tốc TP. HCM – Chơn Thành – Bình Dương
Tuyến cao tốc này dài khoảng 69km, quy mô 6 đến 8 làn xe. Nó kết nối từ TP. HCM đến Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Tổng kinh phí đầu tư của dự án này là 24.150 tỷ đồng. Hiện tại, vẫn chưa được khởi công, xây dựng.
Cao tốc Hồ Chí Minh – Vũng Tàu
Tuyến cao tốc này chạy từ TP.HCM tới các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chiều dài toàn tuyến là 67km. Cho đến nay, dự án vẫn chưa được khởi công xây dựng do chưa được rót vốn.
Các tuyến đường vành đai
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TPHCM với tuyến đường vành đai 2
Tuyến đường vành đai 2 có chiều dài khoảng 70km. Nó là tuyến đường chạy vòng quanh Sài Gòn. Điểm bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh qua cầu Phú Mỹ, quận 7. Đi ra ngã tư Bình Thái, Quận 9. Sau đó kết nối với nút giao Gò Dưa, quận Thủ Đức. Điểm cuối của đường vành đai 2 là đi ra Quốc lộ 1 rồi vòng về đường Nguyễn Văn Linh.
Quy hoạch đường vành đai 3
Đường vành đai 3 có nhiệm vụ kế nối các địa danh lân cận của TP. HCM với các tỉnh Long An, Bình Chánh, Hooc Môn, Bình Dương, Nhơn Trạch – Đồng Nai. Tuyến đường vành đai 3 này có tổng chiều dài 97,7km.
Quy hoạch đường vành đai 4
Trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM đến năm 2025, đường vành đai 4 có quy mô từ 4 đến 8 làn xe. Tổng chiều dài toàn tuyến đường là 196.5km. hai bên đường được bố trí hành lang cây xanh, kết hợp với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Trong bài viết trên đây NIK đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP. HCM đến năm 2025. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bất động sản, thu lợi lâu dài. Nếu bạn muốn biết cách để tránh gặp rủi ro khi đầu tư bất động sản, hãy tham gia ngay Khóa học miễn phí 3 ngày về Kinh doanh & Đầu tư bất động sản của NIK! Thay vì THỬ, MẤT TIỀN và SAI >> ĐĂNG KÝ HỌC TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Nha Trang update mới nhất năm 2021