5+ Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chính xác nhất

Trong quá trình hoạt động, việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư là cực kỳ quan trọng và cần thiết trước khi đưa ra quyết định.. Vậy phương pháp đánh giá dự án đầu tư nào được xem là hiệu quả? Quy trình thực hiện đánh giá như thế nào? Hãy cùng phân tích để làm rõ những vấn đề này một cách chi tiết nhất.

Đánh giá dự án đầu tư là công việc quan trọng nhằm đạt được tối ưu hóa lợi nhuận
Đánh giá dự án đầu tư là công việc quan trọng nhằm đạt được tối ưu hóa lợi nhuận

Quy trình đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần thực hiện một cách bài bản, cẩn thận và chính xác theo đúng quy trình đầu tư, đó là:

  • Bước 1: Phải tính toán được dòng tiền vào, dòng tiền ra của dự án đầu tư.
  • Bước 2: Xác định cụ thể các chi phí sử dụng vốn bình quân (tính theo lãi suất thị trường) của dự án.
  • Bước 3: Sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá dự án đầu tư.
  • Bước 4: Đưa ra quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hay loại bỏ dự án sau khi đã thực hiện các bước ở trên.
danh-gia-hieu-qua-du-an-dau-tu

Ước lượng dòng tiền

Dòng tiền ra (Outcash flow)

Trong một dự án đầu tư, dòng tiền ra bao gồm:

  • Vốn đầu tư nhằm hình thành được tài sản cố định ban đầu kết hợp với vốn đầu tư bổ sung và tài sản cố định trình vận hành.
  • Vốn lưu động ban đầu và vốn lưu động bổ sung trong quá trình thực hiện và vận hành dự án.

Xem thêm các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Dòng tiền vào (Incash flow)

Dòng tiền vào của một dự án đầu tư bao gồm:

  • Dòng tiền thuần có được trong quá trình hoạt động kinh doanh, đó chính là:

            = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao tài sản cố định

            = Dòng tiền vào từ hợp đồng kinh doanh – Dòng tiền ra từ hợp đồng kinh doanh

  • Vốn lưu động được thu hồi sau khi thu hẹp quy mô của hoạt động kinh doanh hay khi kết thúc một dự án.
  • Vốn thu được từ thanh lý tài sản cố định = giá bán – chi phí thanh lý – thuế TNDN

Xem thêm 5 giai đoạn của dự án đầu tư

Dòng tiền thuần theo năm

Dòng tiền thuần hàng năm sẽ được tính toán bằng công thức sau:

Dòng tiền thuần năm … = dòng tiền vào năm… – Dòng tiền ra năm …

Phân tích và đánh giá dự án cần thực hiện tỉ mỉ và chính xác
Phân tích và đánh giá dự án cần thực hiện tỉ mỉ và chính xác

Quy ước và nguyên tắc ước lượng dòng tiền

Các quy ước để xác định dòng tiền bao gồm:

  • Những khoản tiền được đầu tư ban đầu
  • Dòng tiền ra, vào phát sinh trong 1 năm
  • Đối với vốn lưu động

Xem thêm Chủ đầu tư có vai trò gì?

Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án, đó là:

  • Dòng tiền được đo lường dựa trên cơ sở tăng thêm do việc đầu tư
  • Nên tính các chi phí cơ hội
  • Nên bỏ qua các chi phí chìm
  • Nên tính đến các ảnh hưởng chéo
  • Nên tính đến tình trạng lạm phát
  • Nên bỏ qua những ảnh hưởng do cơ cấu nguồn vốn. Chúng ta có thể giả định dự án được tài trợ toàn bộ bằng vốn chủ sở hữu.

Các phương pháp đánh giá dự án đầu tư

Cần lựa chọn phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp của mình khi đánh giá dự án đầu tư
Cần lựa chọn phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp của mình khi đánh giá dự án đầu tư

Phương pháp hiện giá thuần (NPV)

Đây là một phương pháp đánh giá dự án đầu tư dựa vào việc xem xét mức chênh lệch của giá trị hiện tại từ các dòng thu hồi với các giá trị hiện tại từ các dòng tiền chi liên quan đến dự án.

Phương pháp xác định gồm có:

  • Chọn lựa tỷ suất chiết khấu dòng tiền thích hợp
  • Dự tính dòng tiền thu, dòng tiền chi trong dự án
  • Tính chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện thời căn cứ vào các đặc điểm của dòng tiền thu, dòng tiền chi.
  • Xác định hiện giá thuần nhờ vào giá trị hiện tại của dòng tiền thu, dòng tiền chi

Lúc này, hiện giá thuần = giá trị hiện thời của dòng tiền thu – giá trị hiện thời của dòng tiền chi.

Công thức:

Công thức NPV
Công thức NPV

Việc xác định tiêu chuẩn lựa chọn như sau: 

Khi dự án có giá trị hiện thời ròng âm ( giá trị hiện thời dòng tiền thu nhỏ hơn giá trị hiện thời dòng tiền chi), dự án không được chấp nhận.

Khi dự án có giá trị hiện thời ròng dương hay bằng 0 (giá trị hiện thời dòng tiền thu lớn hơn giá trị hiện thời dòng tiền chi), lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trong trường hợp dự án được xem xét độc lập, việc đầu tư có thể được duyệt.
  • Nếu các dự án khác đang xem xét có sự xung khắc với nhau thì sẽ lựa chọn dự án nào có giá trị hiện thời ròng dương lớn nhất.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, trong đó việc đánh giá có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
  • Tính được giá trị hiện tại thuần từ dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng lại tất cả giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau.
  • Có thể đo lượng trực tiếp giá trị tăng thêm nhờ vốn đầu tư đem lại. Điều này hỗ trợ cho các nhà quản trị có thể lựa chọn, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư phù hợp nhất với mục tiêu đặt ra là tối ưu hóa lợi nhuận.

Hạn chế của phương pháp:

  • Chưa phản ánh được mức sinh lời của từng giá trị đồng vốn đã đầu tư
  • Không đưa ra được kết quả nếu các dự án không thể đạt sự đồng nhất về thời gian hay khi các dự án được xếp theo thứ tự ưu tiên do ngân sách và nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế.
  • Không thấy được mối quan hệ giữa mức sinh lời từ chi phí sử dụng vốn với vốn đầu tư.

Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư

Đây là phương pháp đánh giá căn cứ vào tiêu chuẩn về thời gian thu hồi vốn đầu tư. Trong đó, thời gian thu hồi vốn được tính theo công thức sau:

Thời gian thu hồi vốn đầu tư = vốn đầu tư / thu nhập hàng năm

Ưu điểm của phương pháp:

  • Công thức đơn giản dễ tính toán
  • Phù hợp với các dự án được đầu tư quy mô vừa hay nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh.

Hạn chế của phương pháp:

  • Tập trung xem xét lợi ích ngắn hạn, không đánh giá được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng không nhấn mạnh đến yếu tố thời gian của tiền tệ.
  • Thời gian hoàn vốn ngắn chưa hẳn đã là ưu thế, đặc biệt với nhiều dự án có mức sinh lời chậm hay cần phải thâm nhập vào một thị trường mời thì lựa chọn này không thích hợp lắm.

Để khắc phục nhược điểm này, có thể dùng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu nhằm đưa các khoản thu, chi trong dự án về giá trị hiện tại khi tính thời gian hoàn vốn.

>> Xem thêm: Các hình thức đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2023

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ còn được gọi với cái tên là lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là lãi suất mà trong đó chiết khấu với mức lãi suất này khiến cho giá trị dòng tiền thuần hiện tại hàng năm trong tương lai nhờ vào dự án đầu tư đem lại với nguồn vốn bỏ ra ban đầu. 

Điều này có nghĩa là lúc đó, NPV = 0 (NPV: giá trị thuần hiện tại của dự án).

Phương pháp xác định là:

  • Dự tính được các dòng thiền thu, chi trong dự án
  • Xác định tỷ lệ chiết khấu dòng tiền thu, dòng tiền chi làm xuất hiện giá thuần của dự án là 0. Tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) trong dự án.

Công thức:

Công thức IRR
Công thức IRR

Phép nội suy được thực hiện như sau:

  • Xác định chính xác khoảng tỷ lệ chiết khấu mà trong đó có hệ số giá trị hiện tại. 
  • Tính tỷ lệ chiết khấu.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: Nếu dự án có tỷ lệ sinh lời nội bộ lớn hơn tỷ lệ chi phí vốn từ doanh nghiệp thì sẽ được chấp nhận.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Giúp đánh giá được mức sinh lời chính xác của dự án bao gồm yếu tố giá trị thời gian của tiền.
  • So sánh được mức độ sinh lời của dự án từ chi phí sử dụng vốn. Qua đó sẽ thấy được mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án.
  • Đánh giá được khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn so với tính rủi ro của dự án.

Hạn chế của phương pháp:

  • Thu nhập trong dự án được xem là tái đầu tư với lãi suất là tỷ suất doanh lợi nội bộ không phù hợp với tình hình thực tế.
  • Không chú trọng đến vấn đề quy mô vốn đầu tư, điều này sẽ dẫn đến việc kết luận không thỏa đáng khi đánh giá dự án đầu tư. Lý do là IRR luôn khá cao đối với các dự án quy mô nhỏ.
  • Gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư với những dự án có nhiều IRR.
So sánh lựa chọn các phương pháp khi đánh giá dự án đầu tư là cần thiết
So sánh lựa chọn các phương pháp khi đánh giá dự án đầu tư là cần thiết

Đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư

Việc phân tích, đánh giá được tính khả thi của dự án đầu tư luồn cần thiết và quan trọng. Đây là công việc đòi hỏi tính chi tiết và phải xem xét thật kỹ lưỡng. 

Sau đây là những yếu tố cần phải xem xét khi đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư:

  • Các yếu tố khách quan bên ngoài khi đánh giá dự án đầu tư
  • Các chi phí phát triển của dự án
  • Doanh thu của dự án
  • Các dòng tiền
  • Các giải pháp tài chính
  • Nhu cầu về vốn
  • Khả năng huy động vốn

Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

Để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần phải dự vào các căn cứ cụ thể sau:

Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần dựa vào nhiều yếu tố
Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần dựa vào nhiều yếu tố
  • Hiệu quả kinh tế, xã hội tầm vĩ mô (được đánh giá dựa vào giá trị tăng ròng).
  • Khả năng tiết kiệm ngoại tệ
  • Mức chi tiết giá trị gia tăng của nhóm dân cư
  • Chỉ tiêu lao động đang có việc làm
  • Chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh quốc tế

Những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tưMỗi phương pháp đánh giá đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp cũng như tính chất của dự án mà bạn có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. 

Mong rằng tất cả các doanh nghiệp đều đánh giá dự án đầu tư một cách chính xác, hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần đầu tư cho bản thân mình kiến thức và kỹ năng về đánh giá dự án đầu tư sao cho có hiệu quả. 

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!