KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CẦN GÌ? BẬT MÍ 15+ CHIẾN LƯỢC THÀNH CÔNG

Kinh doanh bất động sản cần gì? Đây chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư và doanh nhân muốn biết câu trả lời. Khi thị trường càng trở nên cạnh tranh, càng có nhiều yếu tố quan trọng cần phải xem xét và hiểu rõ trước khi bắt tay vào dự án. Dưới đây, NIKedu sẽ “bật mí” về 16+ điều kiện không thể thiếu để thành công trong hoạt động đầu tư bất động sản.

1. Tổng quan chung về kinh doanh bất động sản 

Các kiến thức cơ bản về kinh doanh bất động sản 
Các kiến thức cơ bản về kinh doanh bất động sản 

1.1. Kinh doanh bất động sản là gì?

Kinh doanh bất động sản là hoạt động đầu tư vốn vào các loại tài sản như đất đai, nhà ở, căn hộ hoặc các công trình xây dựng khác, với mục đích thu lợi nhuận. Công việc này bao gồm một loạt các hành động như mua, bán, xây dựng để cho thuê, chuyển nhượng hoặc tham gia vào các giao dịch trên thị trường bất động sản. 

Theo Điều 3 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, người kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc căn bản sau: 

  • Bình đẳng trước pháp luật
  • Tự do thỏa thuận dựa trên tinh thần tuân thủ pháp luật.
  • Hoạt động kinh doanh diễn ra minh bạch, trung thực và công khai.
  • Không kinh doanh, khai thác bất động sản trái với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước.

1.2. Phân biệt các hình thức kinh doanh bất động sản

Phân biệt 4 loại hình thức kinh doanh bất động sản hiện nay
Phân biệt 4 loại hình thức kinh doanh bất động sản hiện nay

Trước khi tìm hiểu kinh doanh bất động sản cần gì, các nhà đầu tư phải có kiến thức về các loại hình BĐS. Dưới đây là 4 phân khúc đầu tư phổ biến và cạnh tranh theo xu hướng thị trường: 

1.2.1. Bất động sản thương mại dịch vụ

Kinh doanh bất động sản thương mại dịch vụ bao gồm các dự án như:

  • Tòa nhà văn phòng: Cho thuê văn phòng cho các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Trung tâm thương mại: Nơi tập trung nhiều gian hàng bán lẻ, khu vui chơi giải trí, nhà hàng,…
  • Khách sạn: Cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí cho du khách.
  • Bất động sản du lịch: Resort, khu nghỉ dưỡng, villa,… phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng.
  • Bất động sản bán lẻ: Mặt bằng kinh doanh cho các cửa hàng, shop,…

Đây là những công trình phục vụ cho mục đích kinh doanh và tiện ích cộng đồng. Việc quản lý dự án này đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kỹ năng liên kết các tiện ích trong cùng một khu vực.

1.2.2. Bất động sản công nghiệp hạ tầng

Loại hình kinh doanh này liên quan đến các dự án sử dụng cho việc nghiên cứu, sản xuất, phân phối, hoặc lưu trữ hàng hoá, bao gồm: 

  • Khu công nghiệp: Cho thuê đất và nhà xưởng cho các doanh nghiệp sản xuất.
  • Kho bãi: Cho thuê kho để lưu trữ hàng hóa.
  • Cảng biển: Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển.
  • Khu logistics: Nơi tập trung các dịch vụ hậu cần, vận chuyển.
  • Bất động sản năng lượng: Nhà máy điện, trang trại điện gió, điện mặt trời,…

1.2.3. Bất động sản các loại đất

Bắt đầu kinh doanh cần những gì? Bạn có thể đầu tư vào các loại đất vì đây là hình thức dễ làm, ít thủ tục và đòi hỏi ít vốn hơn so với loại hình còn lại. Việc kinh doanh bất động sản này nên chú trọng vào: 

  • Kinh nghiệm đầu tư đất nền: Dùng để xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, khu thương mại,…
  • Đất dự án: Dùng để phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn.
  • Đất nông nghiệp: Dùng để trồng trọt, chăn nuôi.
  • Đất rừng: Dùng để bảo vệ môi trường, sinh thái.
  • Đất bãi biển: Dùng để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

1.2.4. Bất động sản nhà ở

Kinh doanh bất động sản nhà ở là việc đầu tư vào các dự án xây dựng nhà mới hoặc tái sử dụng. Thị trường này thường có tính cạnh tranh cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và bao gồm: 

    • Nhà xây dựng mới: Bao gồm nhà phố, biệt thự, nhà liền kề được xây dựng trên nền đất mới hoặc khu vực quy hoạch mới.
    • Nhà tái sử dụng: Bao gồm nhà cũ được cải tạo, sửa chữa, mua lại để bán hoặc đầu tư căn hộ cho thuê.
  • Phân khúc:
  • Chung cư: Căn hộ trong các tòa nhà cao tầng, phù hợp với nhu cầu nhà ở tại thành phố lớn.
  • Nhà phố: Nhà ở độc lập trên một lô đất riêng, phù hợp với gia đình nhiều thế hệ.
  • Biệt thự: Nhà ở cao cấp có diện tích rộng rãi, thiết kế sang trọng, thường tọa lạc tại khu vực yên tĩnh.
  • Nhà nghỉ, khách sạn: Phục vụ nhu cầu lưu trú ngắn hạn cho du khách hoặc khách công tác.

2. Bắt đầu kinh doanh bất động sản cần gì?

Giải đáp kinh doanh bất động sản cần gì
Giải đáp kinh doanh bất động sản cần gì

Kinh doanh bất động sản cần những gì để mang lại lợi nhuận cao và thành công trong mỗi dự án? Sau đây là 15 chiến lược đầu tư bạn nên ghi nhớ: 

2.1. Cân nhắc về vị trí, giao thông và hạ tầng

Vị trí được xem là yếu tố “kim chỉ nam”, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị và tiềm năng phát triển của dự án bất động. Việc sở hữu vị trí đắc địa giúp thu hút lượng lớn khách hàng, nhà đầu tư và tăng khả năng thanh khoản. 

Giao thông là “cầu nối” dự án với các khu vực khác trong thành phố, khu vực lân cận, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của cư dân và khách hàng. Hệ thống giao thông thuận lợi góp phần tăng giá trị và sức hút của dự án.

Hạ tầng là yếu tố tạo nên môi trường sống tiện nghi, hiện đại cho cư dân. Hệ thống hạ tầng phát triển đồng bộ, bao gồm điện, nước, viễn thông, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí,…sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng giá trị bất động sản.

Kết hợp hài hòa ba yếu tố then chốt này là chìa khóa dẫn đến thành công trong kinh doanh bất động sản. 

2.2. Ưu tiên dự án bất động sản thanh khoản cao

Nhà đầu tư bắt đầu kinh doanh cần những gì? Đó là chiến lược ưu tiên các loại tài sản có thanh khoản cao. Thanh khoản ở đây là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn các dự án:

  • Vị trí đắc địa: Tọa lạc tại khu vực có hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, tập trung nhiều tiện ích và dịch vụ.
  • Pháp lý rõ ràng: Mang lại tính minh bạch cho giao dịch, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.
  • Giá cả hợp lý: Phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo sức cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư.
  • Tiềm năng phát triển: Dự án có tiềm năng tăng giá trong tương lai, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.

2.3. Quy mô của dự án đầu tư

Khi tìm hiểu kinh doanh bất động sản cần những gì, bạn không thể không chú ý đến quy mô lớn/ nhỏ của dự án. Mặc dù dự án lớn mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn. Trong khi dự án nhỏ có lợi nhuận thấp hơn nhưng rủi ro cũng thấp hơn.

Với nguồn vốn sẵn, nên chọn dự án có quy mô phù hợp để tránh tình trạng “đùn đẩy” tài chính, duy trì tiến độ dự án và hạn chế nợ nần. Đồng thời, nhà đầu tư có thể kiểm soát tốt tiến độ, chất lượng và hiệu quả hoạt động.

2.4. Thời điểm khảo sát dự án

Khảo sát dự án là bước quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá tiềm năng và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung khảo sát vào ban ngày mà bỏ qua thời điểm “vàng” – buổi tối.

Tại sao khảo sát buổi tối lại quan trọng? Vì đây là thời điểm các cư dân sinh hoạt sau giờ làm việc, thể hiện rõ nét đời sống văn hóa, thói quen sinh hoạt và tính kết nối cộng đồng.

Hệ thống chiếu sáng, an ninh, hoạt động vui chơi giải trí về đêm được thể hiện rõ ràng hơn. Nếu dự án có tiềm năng kinh doanh về đêm như quán bar, nhà hàng, khu vui chơi,…, khảo sát vào thời gian này sẽ giúp đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và khách hàng. 

2.5. Lập kế hoạch quản lý tài chính

4 bước lập kế hoạch quản lý tài chính

Tiếp theo, kinh doanh bất động sản cần gì? Đó là khả năng lập kế hoạch nguồn vốn, kiểm soát chi phí, gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. 

  • Bước 1: Phân chia chi phí thành các hạng mục cụ thể như chi phí mua đất, chi phí xây dựng, chi phí marketing, chi phí quản lý,…
  • Bước 2: Dựa trên giá thị trường, giá nhân công, vật liệu xây dựng,…để ước tính tổng chi phí cho dự án.
  • Bước 3: Luôn dự trù một khoản tài chính dự phòng để chi trả cho các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
  • Bước 4: Tìm kiếm các giải pháp tài chính phù hợp như vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng,…

2.6. Tạo nguồn thu nhập ngay khi mua bất động sản

Tối ưu hóa tiềm năng sinh lời ngay sau khi mua là chiến lược đầu tư thông minh, giúp bạn gia tăng lợi nhuận và duy trì dòng tiền. Thay vì chờ đợi giá bất động sản tăng theo thời gian, hãy tập trung vào việc tạo nguồn thu nhập và giá trị từ tài sản ngay thời điểm mua. 

Ví dụ, bạn có thể cho thuê ngắn hạn, dài hạn, theo giờ hoặc kết hợp đồng thời dịch vụ ăn uống, lưu trú để tối ưu hoá lợi nhuận. 

2.7. Hiểu quan hệ giữa dòng tiền và lãi vốn

Hiểu rõ mối quan hệ giữa dòng tiền và lãi vốn là yếu tố then chốt giúp tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi kinh doanh bất động sản.

Dòng tiền đại diện cho khoản tiền thu nhập hoặc chi trả theo thời gian liên quan đến một dự án bất động sản. Bao gồm dòng tiền vào (thu nhập từ tiền thuê nhà, bán tài sản) và dòng tiền ra (chi phí vận hành, vay vốn, thuế). Lãi vốn là khoản lợi nhuận thu được từ việc tăng giá trị của bất động sản sau một thời gian sở hữu.

Ví dụ, dòng tiền dương từ tiền thuê nhà mang lại lợi nhuận ổn định. Lãi vốn có thể đến từ việc tăng giá trị của căn hộ trong tương lai. Hoặc phân tích tiềm năng phát triển khu vực để dự đoán mức tăng giá, tối ưu hoá lãi vốn. 

2.8. Nắm rõ nhu cầu của người tiêu dùng

Trong thị trường bất động sản cạnh tranh, lấy khách hàng làm trung tâm là chiến lược then chốt dẫn đến thành công. Nhà đầu tư/ doanh nghiệp nào thấu hiểu và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ có lợi thế trong: 

  • Tăng tỷ lệ thành công của giao dịch
  • Nâng cao mức độ hài lòng
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín
  • Thu hút thêm khách hàng mới

2.9. Áp dụng kiến thức phong thủy và không gian

Bên cạnh những yếu tố quan trọng như vị trí, giá cả và pháp lý, người kinh doanh bất động sản cần gì? Đó là sự hiểu biết về không gian và phong thủy, nhằm mang lại các lợi ích sau: 

  • Tạo dựng không gian sống, làm việc lý tưởng, cân bằng năng lượng, mang lại cảm giác thoải mái và an yên cho người sử dụng.
  • Nâng cao giá trị bất động sản nhờ thiết kế đẹp, tiện nghi và hợp phong thủy
  • Tăng khả năng bán hoặc cho thuê do khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những BĐS có không gian đẹp, hợp phong thủy, mang lại vượng khí và may mắn.

2.10. Tìm hiểu pháp lý và chủ đầu tư đáng tin cậy

Pháp lý và chủ đầu tư uy tín cũng là hai yếu tố giúp nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo quyền lợi và tối ưu hóa lợi nhuận cho dự án.

Vậy làm thế nào để biết pháp lý và chủ đầu tư uy tín?

  • Kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ pháp lý dự án: Bao gồm giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh, sổ đỏ/sổ hồng, bản vẽ thiết kế, giấy phép môi trường,…
  • Tìm hiểu về chủ đầu tư: Lịch sử hoạt động, uy tín, năng lực tài chính, các dự án đã thực hiện,…của chủ đầu tư.
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia bất động sản, luật sư để được tư vấn về tính an toàn và tiềm năng của dự án.
  • Lựa chọn công ty môi giới uy tín: Chọn công ty môi giới có kinh nghiệm và uy tín để được hỗ trợ tìm kiếm dự án phù hợp.

2.11. Học hỏi và hợp tác với người có kinh nghiệm

Học hỏi và hợp tác với những người có kinh nghiệm là chìa khóa dẫn đến thành công trong lĩnh vực bất động sản. Qua đây, bạn có thể rút ngắn thời gian, tránh mắc sai lầm và tăng cơ hội đầu tư bất động sản.

Hãy tìm kiếm các sự kiện, hội thảo và hội nghị bất động sản từ chuyên gia hàng đầu trong ngành. Hoặc nghiên cứu câu chuyện thành công, thất bại để tự rút ra bài học và kinh nghiệm đầu tư. 

2.12. Nắm bắt cơ hội đầu tư thị trường mới 

Để đạt thành công và tạo lợi nhuận bền vững trong kinh doanh bất động sản, mở rộng sang những thị trường mới nổi là chiến lược đầy tiềm năng. Tại đây, giá bất động sản thấp hơn so với các thị trường phát triển, mang đến cơ hội mua vào với giá tốt và sinh lời cao. 

Nhu cầu về nhà ở và bất động sản luôn ở mức cao do dân số đông và nhiều tầng lớp trung lưu. Dù vậy, bạn vẫn lựa chọn dự án đầu tư cẩn thận, đa dạng hóa danh mục và có kế hoạch dự phòng để giảm thiểu rủi ro.

2.13. Đàm phán tài tình, khéo léo

Kỹ năng đàm phán cũng là một trong những câu trả lời cho thắc mắc bắt đầu kinh doanh cần những gì. Đàm phán hiệu quả giúp bạn mua hoặc bán bất động sản với mức giá hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính và thị trường.

Điều bạn cần là nghiên cứu kỹ thị trường, giá cả, nhu cầu và mong muốn của đối phương trước khi bắt đầu đàm phán. Duy trì thái độ bình tĩnh, tự tin, tránh để cảm xúc chi phối và luôn thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương, ngay cả khi có bất đồng quan điểm.

2.14. Nắm rõ bài toán trắc địa 

Trắc địa là quá trình đo đạc và mô tả vị trí địa lý của một khu vực, giúp xác định địa hình, diện tích, ranh giới và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản.

Hiểu rõ về bài toán trắc địa nhằm mục đích tránh các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, ranh giới và tăng cường lòng tin từ phía khách hàng.

2.15. Bắt đầu kinh doanh từ thị trường nhà đất

Đối với các nhà đầu tư mới, bắt đầu kinh doanh kinh động sản cần gì? Hãy lựa chọn thị trường nhà đất để làm quen với quy trình giao dịch, từ tìm kiếm, đàm phán, thẩm định tài sản đến hoàn tất thủ tục pháp lý, từ đó tích lũy kinh nghiệm quý báu cho những dự án lớn hơn trong tương lai. 

Hoặc tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia bất động sản uy tín để nhận định giá trị thực của tài sản, đánh giá tính pháp lý và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Bạn có thể tham khảo khóa học tại NIK, với lộ trình bài bản và hướng dẫn tận tình từ diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực – Mr. Nguyễn Thành Tiến. 

>>> Xem thêm: Khoá học đào tạo bất động sản toàn diện từ A – Z

3. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh bất động sản

Một số câu hỏi về kinh doanh bất động sản cần học những gì
Một số câu hỏi về kinh doanh bất động sản cần học những gì

Bên cạnh việc băn khoăn kinh doanh bất động sản cần gì, các nhà đầu tư thường có nhiều câu hỏi khác liên quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là 6 vấn đề quan trọng mà NIKedu sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết và rõ ràng:

3.1. Đối tượng nào không cần lập doanh nghiệp khi kinh doanh bất động sản?

Theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh bất động sản, có 6 đối tượng được miễn thành lập doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động này: 

“1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
  3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
  4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
  5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

3.2. Các nghị định luật về kinh doanh bất động sản là gì?

Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản là văn bản do Chính phủ ban hành nhằm mục đích cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định đã được Quốc hội thông qua, gồm có:

  • Nghị định 76/2015/NĐ-CP: Thay thế Nghị định 153/2007/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014.
  • Nghị định 117/2015/NĐ-CP: Quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
  • Nghị định 11/2013/NĐ-CP: Quy định về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Trong đó, có nội dung chính rằng: “Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; các mẫu hợp đồng trong kinh doanh bất động sản; chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; và thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.”

3.3. Điều kiện cho người nước ngoài khi mua nhà ở Việt Nam là gì?

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam nhưng cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Đối tượng mua nhà Số lượng nhà ở được sở hữu Thời gian sở hữu Điều kiện mua nhà
Người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam, hoặc không sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Chỉ được sở hữu tối đa 1 căn nhà ở. Không giới hạn thời gian sở hữu. – Sử dụng cho mục đích ở, làm việc, kinh doanh hoặc cho thuê.

– Chỉ được mua nhà ở thuộc dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Các công ty, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Chỉ được sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư. Thời gian sở hữu tối đa 50 năm, có thể gia hạn thêm nếu có lý do chính đáng.

3.4. Hành vi nào bị cấm khi đầu tư kinh doanh bất động sản?

Theo Điều 8 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, cá nhân và tổ chức đều bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
  • Quyết định đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
  • Gian lận, lừa dối trong quá trình kinh doanh bất động sản.
  • Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động không đúng mục đích theo cam kết hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
  • Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
  • Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

3.5. Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà có gì?

Tương tự, căn cứ theo Điều 18 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nội dung của hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở gồm có:

  • Thông tin về các bên, bao gồm tên và địa chỉ;
  • Chi tiết về bất động sản như địa chỉ, diện tích, các thông tin liên quan;
  • Giá cả và điều kiện thanh toán, theo quy định tại Điều 15 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014;
  • Phương thức và thời hạn thanh toán, cùng với các biện pháp phạt và bồi thường thiệt hại khi có vi phạm;
  • Thời gian giao nhận bất động sản và hồ sơ liên quan;
  • Điều khoản về bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm và biện pháp xử lý khi có vi phạm hợp đồng;
  • Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và quy định về giải quyết tranh chấp;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

3.6. Các điều kiện đối với kinh doanh BĐS trong tương lai là gì?

Ngoài các vấn đề trên, kinh doanh bat dong san can hoc nhung gi? Đó chính là hiểu rõ về điều kiện kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai: 

  • Bất động sản phải có giấy phép xây dựng (nếu có yêu cầu), bao gồm cả các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và hồ sơ dự án.
  • Phải có bản vẽ thiết kế thi công đã được chính quyền phê duyệt.
  • Cần có giấy tờ nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ dự án.

Đối với nhà chung cư, nhà hỗn hợp dành cho mục đích ở, chỉ khi đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà và có biên bản nghiệm thu mới được đưa vào kinh doanh. Trong trường hợp thiếu điều kiện nào, người mua nhà có quyền yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để đảm bảo tính hợp lệ của giao dịch.

4. Tổng kết

Với bài viết trên, NIKedu đã giải đáp chi tiết thắc mắc kinh doanh bất động sản cần gì và cung cấp một số điều kiện khi đầu tư. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về thị trường, kiến thức pháp lý và phân tích các yếu tố tác động. Để đạt được thành công và nâng tầm sự nghiệp của bạn, hãy tham khảo các khóa học chuyên sâu tại Tổ chức giáo dục NIK. Đăng ký ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi lớn!