Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng cập nhật mới nhất 2023

Hàng năm, có hàng trăm nghìn các cuộc giao dịch nhà đất từ đất thửa cho đến nhà chung cư dự án. Tuy nhiên, tiến hành các thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chủ đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của NIK.

1. Sổ hồng là gì? Sổ hồng có khác sổ đỏ không?

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Sổ hồng được ban hành bởi Bộ xây dựng, có bìa màu hồng nhạt nên được gọi là sổ hồng. Sổ hồng áp dụng cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên phạm vi toàn quốc. Cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện là các đối tượng được cấp sổ hồng.

Trong khi đó, sổ đỏ do Bộ tài nguyên và Môi trường cấp cho chủ sở hữu đất.

Từ năm 2009, căn cứ theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP thì chính phủ đã quyết định gộp sổ đỏ và sổ hồng lại, chúng đều có giá trị pháp lý ngang nhau và được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất nông nghiệp đúng pháp luật bao gồm những gì?

2. Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng có giống nhau không?

Trước khi tìm hiểu thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng thì ta cần xem xét sổ đỏ và sổ hồng có giá trị pháp lý ngang nhau không?

Căn cứ Điều 97 Luật Đất đai 2013 thì:

“Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Hiện nay có 3 loại giấy chứng nhận đang được lưu hành cùng nhau. Bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có bìa màu đỏ nên được gọi là sổ đỏ.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, có bìa màu hồng nên được gọi là sổ hồng.
  • Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có trang bìa màu hồng nên được gọi là sổ hồng.

Tuy là các loại giấy chứng nhận khác nhau nhưng có giá trị pháp lý như nhau nên bạn không cần phải lo lắng hoặc đi đổi sổ. Giá trị của hai loại sổ đỏ và sổ hồng nằm ở giá trị thực tế của thửa đất. Bao gồm, vị trí, diện tích, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ hồng
Sổ đỏ và sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau

Xem thêm: Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2023

3. Lưu ý khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng chính là tình trạng pháp lý của nhà, đất. Thực tế, nhiều dự án chung cư, mặc dù người dân đã ở rất lâu nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng do xây dựng trái phép.

Vì thế, việc cẩn trọng trong việc tìm hiểu các thông tin pháp lý của dự án đất đai, nhà ở là cực kỳ cần thiết. Tiếp theo, bạn cần kiểm tra, so sánh sơ đồ trên bản vẽ và thực tế có giống nhau hay không.

Sau đó, cần tìm hiểu về vị trí nhà ở hoặc đất đai có đang xảy ra tranh chấp không. Điều này bạn có thể hỏi thông tin từ những người xung quanh hoặc liên hệ với lãnh đạo địa phương để xác nhận tính chính xác của thông tin.

Đặc biệt, khi giao dịch giấy tờ cần cẩn trọng với một số đối tượng lừa đảo vì chúng sử dụng sổ đỏ, sổ hồng giả. Vì thế, việc xác thực giấy tờ trước khi giao dịch tiền là rất quan trọng.

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng đầy đủ
Lưu ý khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

 

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK

Trí tuệ đầu tư

Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất

4. Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ hồng

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng được quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD áp dụng cho trường hợp người dân đã được cấp sổ hồng bao gồm các bước: Bước 1: Đặt cọc nhà đất. Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán. Bước 3: Làm thủ tục sang tên sổ hồng. Bước 4: Nhận phiếu hẹn trả kết quả. Bước 5: Tiến hành đóng thuế phí. Bước 6: Hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất và nhận sổ hồng về.

Khi chủ đất có nhu cầu sang tên, mua bán, chuyển nhượng cho người khác nên cần phải nắm được các thủ tục sang tên để quá trình được thuận lợi và suôn sẻ.

Bước 1: Đặt cọc nhà đất

Khi đã xem xét cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến pháp lý thì bạn sẽ quyết định mua hoặc không mua nhà ở, khu đất đấy. Nếu đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lượng giá và đặt cọc. Việc đặt cọc này sẽ có hợp đồng đầy đủ các nội dung sau:

    • Thông tin pháp lý của người mua và người bán
    • Thông tin mô tả về khu đất hoặc nhà ở bao gồm vị trí, diện tích…
    • Tổng số tiền hai bên đã đồng ý sau khi thương lượng, số tiền đặt cọc.
    • Hình thức thanh toán và thời gian thanh toán số tiền còn lại
    • Thời điểm ký chuyển nhượng đất tại văn phòng công chứng

Khi ký hợp đồng giữa hai bên mua bán cần có sự làm chứng của bên thứ 3. Sau đó bên mua sẽ tiến hành cọc đúng số tiền đã ghi trong hợp đồng cho người bán.

Hướng dẫn thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Hai bên tiến hành làm hợp đồng đặt cọc tiền nhà đất

 

Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán

Người cần sang tên sổ đỏ hoặc sổ hồng cho người mua cần đến văn phòng công chứng yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà đất. Các loại giấy tờ bên yêu cầu công chứng cần phải chuẩn bị đó là:

  • Bản gốc chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu.
  • Bản gốc hộ khẩu thường trú
  • Bản gốc giấy đăng ký kết hôn
  • Bản gốc sổ hồng nhà đất đang giao dịch.
  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ
  • 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Bước 3: Làm thủ tục sang tên sổ hồng

Khi đã công chứng xong, bên mua nhà đất sẽ đem Hợp đồng đã công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục sang tên sổ hồng theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng mới nhất
Làm thủ tục sang tên sổ hồng

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất chưa có sổ đỏ thực hiện như thế nào?

Bước 4: Nhận phiếu hẹn trả kết quả

Bước 5: Tiến hành đóng thuế phí

Khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, bạn cần phải nộp các khoản thuế sau:

  • Bên bán chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế đóng là 2% tính theo giá trị mua bán nhà đất được ghi trong hợp đồng hoặc theo khung giá quy định của nhà nước.
  • Thuế trước bạ do bên mua chịu trách nhiệm đóng cho ngân hàng nhà nước. Phí trước bạ tính bằng 0.5% giá trị mua bán nhà đất được ghi trong hợp đồng hoặc theo khung giá quy định của nhà nước.
  • Loại thuế thứ ba cần đóng là thuế thẩm định để cấp sổ hồng cho bên mua. Lệ phí bằng 0,15% giá trị mua bán nhà đất được ghi trong hợp đồng hoặc theo khung giá quy định của nhà nước.
  • Nếu được cho, tặng hoặc thừa kế thì tùy vào đối tượng sẽ có mức đóng thế, miễn hoặc giảm khác nhau.
  • Các bên đóng thuế phí tại cơ quan thuế thuộc khu vực mua bán nhà đất của bên bán. Khi đi cần mang theo đầy đủ các loại hợp đồng, giấy tờ cá nhân như đã đề cập ở trên. Đồng thời nhận lại giấy chứng nhận đã nộp thuế để làm căn cứ khi xảy ra các mâu thuẫn về sau.
Hướng dẫn chi tiết thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Tiến hành đóng các khoản thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế thẩm định

 

Bước 6: Hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất và nhận sổ hồng về

Khi hoàn tất thủ tục đóng thuế, đầy đủ các loại giấy tờ liên quan thì người mua sẽ tới ủy ban nhân dân của địa phương mình mua đất. Nếu xét thấy đủ điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật thì quá trình sang tên sổ hồng sẽ được tiến hành theo đúng các quy trình. Khi đã nhận được sổ hồng mới, bên mua sẽ thanh toán đầy đủ số tiền còn lại đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên bán để kết thúc giao dịch. Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng đã được hoàn thành.

Thời gian sang tên sổ thường là 15 ngày kể từ ngày ủy ban xã nhận hồ sơ. Các thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng tuy không quá phức tạp nhưng khá tồn thời gian, không phải ngày một ngày hai là hoàn thành. Vì thế, việc nắm rõ quy trình thực hiện sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro cũng như chủ động sắp xếp được thời gian cho các giao dịch mua bán đất.

NIK hy vọng rằng, với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết về thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng.

Nếu bạn muốn biết cách để tránh gặp rủi ro khi đầu tư bất động sản, hãy tham gia ngay Khóa học miễn phí 3 ngày về Kinh doanh & Đầu tư bất động sản của NIK! Thay vì THỬ, MẤT TIỀN và SAI >> ĐĂNG KÝ HỌC TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!