[CẬP NHẬT] THỦ TỤC NGĂN CHẶN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Nhiều người đang khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để tiến hành các thủ tục được chuẩn xác và đúng quy trình hơn.
1. Các biện pháp ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bạn có thể sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc chuyển giao quyền sử dụng đất, đó là:
- Nếu trong quá trình giải quyết vụ án phát hiện người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp cho người khác thì áp dụng quyền cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Nếu trong quá trình giải quyết vụ án phát hiện người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có những hành vi như tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm, làm thay đổi hiện trạng tài sản đó thì áp dụng quyền cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thừa kế cập nhật mới nhất 2023
2. Cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Điều 111 Bộ Luật tố tụng dân sự nêu rõ, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 187 của Bộ luật này được phép yêu cầu Tòa án đang chịu trách nhiệm giải quyết vụ án đó áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để giải quyết tạm thời các yêu cầu cấp bách của đương sự.
Nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, chứng cứ và tình trạng hiện có để tránh gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho giải quyết và thi hành vụ án. Do vậy, khi cần sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch và thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp thì tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định này.
3. Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm 2 bước chính sau:
- Bước 1: Nộp đơn đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đến Phòng tài nguyên môi trường nơi có đất là tài sản tranh chấp,
- Bước 2: Phòng tài nguyên môi trường thực hiện xử lý và quyết định ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3.1. Nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong nội dung đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn quyền chuyển nhượng sử dụng đất cần đầy đủ các thủ tục sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ nơi ở, điện thoại liên hệ, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ nơi ở, điện thoại liên hệ, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Nêu ngắn gọn nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Lý do tại sao cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp áp dụng là biện pháp gì và yêu cầu cụ thể.
Người dân phải cung cấp các minh chứng xác thực để chứng minh cho tòa án thấy sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mình yêu cầu.
Nếu bạn muốn biết cách để tránh gặp rủi ro khi đầu tư bất động sản, hãy tham gia ngay Khóa học miễn phí 3 ngày về Kinh doanh & Đầu tư bất động sản của NIK! Thay vì THỬ, MẤT TIỀN và SAI >> ĐĂNG KÝ HỌC TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ
Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất
3.2. Phòng tài nguyên môi trường giải quyết yêu cầu
Căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy trình giải quyết yêu cầu thi hành thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau.
Trường hợp 1: Thẩm phán được phân công phải xem xét kỹ lưỡng để giải quyết vụ án nếu tòa án nhận được đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa.
Theo quy định tại Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong thời hạn 03 ngày hành chính kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện hoặc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu yêu cầu không được chấp thuận thì cần phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu được biết
Trường hợp 2: Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án nếu nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay tại phiên tòa
- Nếu hội đồng xét xử nếu chấp nhận thì ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm phải đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Biện pháp bảo đảm được thực hiện bắt đầu tính từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, người yêu cầu cần xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm
- Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời không chấp nhận thì Hội đồng xét xử phải thông báo trực tiếp tại phòng xử án và ghi nội dung vào biên bản phiên tòa.
>> Xem thêm: Những mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay được Pháp Luật công nhận
4. Mẫu đơn đề nghị ngăn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Sau đây là mẫu đơn đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất)/p>
Kính gửi:
– Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận………….
– Sở tài nguyên môi trường thành phố…………..
Tên tôi là:…………………., sinh năm …………………………………………………..
Và Vợ là:……………………, sinh năm…….…………………………………………….
Cùng có hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………….
Chúng tôi xin trình bày với Quý cơ quan như sau:
Hiện nay, chúng tôi đang sở hữu căn nhà và đất tại địa chỉ ……………, theo GCN quyền sử dụng đất số…..……….., ngày ……….tháng……… năm………………………….
Nay chúng tôi làm đơn này kính đề nghị
Văn phòng đăng ký nhà và đất đai – Sở tài nguyên môi trường thành phố …………………………………. tạm dừng việc đăng ký kê khai biến động và sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo GCN số………………, đang đứng tên chủ sở hữu là……………………….., để chúng tôi thỏa thuận và làm rõ các vấn đề tranh chấp và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi không bị xâm phạm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Hồ sơ đính kèm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (Bản sao) |
………., ngày ……… tháng …….. năm 20….. Người làm đơn |
5. Vai trò của luật sư
Luật sư có kiến thức chuyên môn sâu sẽ hỗ trợ thực hiện thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, bao gồm các thủ tục:
- Soạn đơn yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Đại diện đương sự làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn các vấn đề về pháp lý liên quan đến tranh chấp tài sản đất đai.
Trên đây là thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất NIK muốn chia sẻ cho bạn đọc. Tuy nhiên, để có thêm nhiều thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này, bạn cần phải tham khảo thêm ý kiến của các luật sư có chuyên môn để việc ngăn chặn được diễn ra đúng quy trình.
Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK
Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất