Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2021 

Khi tiến hàng các thủ tục giao dịch và mua bán đất đai, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất có gì cần chú ý? Đọc bài viết “Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2021 “ để biết những thông tin chi tiết.

thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào ?

 

1. Thành phần hồ sơ thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

TT Tên hồ sơ Số lượng Ghi chú
1      Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giấy tờ thay thế hợp pháp

Phiếu yêu cầu công chứng

01 Bản sao
2          Giấy tờ tùy thân. có thể sử dụng: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch 01 Bản sao
3          Phiếu yêu cầu công chứng 01 Bản chính
4          Giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch nhà đất nằm trong quy định của pháp luật bắt buộc phải có như mà pháp luật quy định phải có như:

Thứ nhất, giấy tờ chứng minh tình trạng của tài sản:

  • Phân chia tài sản theo bản án ly hôn. Hoặc văn bản di chúc, quyền thừa kế…
  • Thỏa thuận về việc phân chia tài sản của vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kì hôn nhân
  • Trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn thì cần có giấy tờ xác nhận mối quan hệ hôn nhân/ giấy đăng ký kết hôn
  • Nếu là tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân thì cần có giấy từ xác thực: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản)…

Thứ hai, giấy tờ liên quan đến thẩm quyền đại diện

  • Với những người chưa thành niên tham gia giao dịch cần có các giấy tờ sau: Giấy khai sinh; giấy cam kết đại diện cho con chưa thành niên nếu cha mẹ hoặc người đại diện tham gia giao dịch; giấy chấp nhận của người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên thực hiện, xác lập giao dịch dân sự theo quy định pháp luật trong trường hợp người chưa thành niên tiến hành các hoạt động giao dịch.
  • Giấy tờ cần có liên quan đến đại diện được ủy quyền giao dịch: Hợp đồng ủy quyền cùng các giấy tờ được lập đúng quy định.
  • Những người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự cần, khi giao dịch cần có những loại giấy tờ sau:
  • Giấy tờ do tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi/hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • có văn bản thỏa thuận giữa người giám hộ, người giám sát giám hộ và người đăng ký giám hộ.
  • Văn bản cam kết về việc người giám hộ giao dịch liên quan đến tài sản vì lợi ích của người mất năng lực hành vi. Văn bản này có sự đồng ý của người giám sát giám hộ;

Thứ ba, một trong những Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:

  • Hộ khẩu đối với cá nhân là người Việt Nam đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, quốc tịch Việt Nam, giấy chứng nhận thôi quốc tịch Việt Nam, giấy đăng ký công dân, giấy tờ nhập cảnh… đối với những người là người Việt nhưng sinh sống tại nước ngoài.
  • Giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân và thẩm quyền quyết định thực hiện giao dịch theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư đối với cá tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những giấy tờ đó gồm có: 
  • Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư;
  •  Con dấu của pháp nhân 
  •  Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Ban chủ nhiệm hợp tác xã/Đại hội xã viên… có liên quan đến hợp đồng giao dịch nhà đất…
  •   Điều lệ của doanh nghiệp/hợp tác xã;
  • Báo cáo tài chính.

Thứ tư, giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi, đực dùng trong các trường hợp nghi ngờ về năng lực hành vi của các bên tham gia giao kết hợp đồng như giấy khám sức khỏe/tâm thần… 

Thứ năm, trong trường hợp cần người làm chứng hoặc người phiên dịch thì cần có chứng minh nhân dân/ căn cước công dân… 

Thứ sáu, Một số giấy tờ khác chứng minh việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: 

  • Các loại giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của mảnh đất như đất được giao, đất cho thuê, đất chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất không được trích từ ngân sách của nhà nước.
  • Giấy tờ liên quan đến việc nộp tiền thuê đất trong thời gian thuê.
  • Những giấy tờ liên quan đến việc đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Thứ bảy, các loại giấy tờ mà pháp luật quy định có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận.

Thứ tám, những hợp đồng công chứng đã được soạn thảo sẵn thì cần có thêm cụm từ “Dự thảo hợp đồng” ngoài những nội dung đã nêu trên.

01 Bản sao

Khóa học Trí Tuệ Doanh Nghiệp của NIK EDU được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, đã đào tạo cho hơn 100.000 học viên về đầu tư và doanh nghiệp. Tham gia ngay để cùng nhau tìm ra chiến lược phát triển cho doanh nghiệp của bạn tại đây.

Trí tuệ doanh nghiệp

Xem thêm: Quy định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất mới nhất | cập nhật 2021

2. Nơi tiếp nhận, trả kết quả, thời gian và chi phí công chứng 

Nơi tiếp nhận hồ sơ: Các tổ chức hành nghề công chứng từ cấp huyện trở lên

(Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng).

Thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

– Phí công chứng: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định theo thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016. sau này được sửa đổi bằng thông tư 111/2017/TT-BTC ngày 20/10/2017. Quy định nội dung cụ thể vì phí công chứng: 

+ Dưới 50 triệu đồng: 50 nghìn.

+ Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: 100 nghìn.

+ Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng:0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch .

+ Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

+ Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.

+ Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.

+ Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

+ Trên 100 tỷ đồng: 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định. Nhưng không vượt quá mức trần thù lao công chứng được UBND Tỉnh hoặc Thành phố quy định.

– Chi phí khác: chi phí này là những khoản tiền ngoài chi phí công chứng được quy định trong các văn bản của pháp luật. Nó được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và đơn vị hành nghề công chứng.

 

thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào ?

Xem thêm: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện cập nhất mới nhất 2021

3. Trình tự xử lý công việc

Bước công việc Nội dung

công việc

Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu

/Kết quả

Diễn giải
B1 Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân, những người có yêu cầu công chứng Giờ hành chính Theo mục 1 Bộ hồ sơ được diễn giải như trên mục 1
B2 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của đơn vị công chứng hoặc Công chứng viên

 

02 giờ làm việc BM 01

BM 02

BM 03

Nếu việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thông qua bộ phận chuyên tiếp nhận hồ sơ thì sẽ được chuyển cho cán bộ phụ trách chuyên môn công chứng kiểm tra.

Nếu như công chức viên là người trực tiếp nhận hồ sơ thì cần kiểm tra ngay bộ hồ sơ yêu cầu  công chứng và có câu trả lời cho bên yêu cầu công chứng:

  • Nếu bộ hồ sơ đó đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành thụ lý và ghi lại vào sổ công chứng. Tiến hành lập giấy tiếp nhận và hẹn thời gian trả kết quả cho bên yêu cầu công chứng.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chứng viên tiến hành lập phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ, theo BM2
  • Nếu bộ hồ sơ yêu cầu công chứng không đủ cơ sở để giải quyết theo quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ từ chối tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo biểu mẫu 03
B3 Soạn thảo hợp đồng công chứng

 

Công chứng viên 04 giờ làm việc Dự thảo hợp đồng công chứng Trường hợp 1: Hợp đồng công chứng đã được bên yêu cầu công chứng soạn sẵn: 

Công chứng viên cần làm các việc sau: 

+Kiểm tra những nội dung, dự thảo có trong văn bản: nếu có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật. Thì Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng biết để tiến hành chỉnh sửa. Trong trường hợp, người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối thụ lý hồ sơ.

Trường hợp 2: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng công chứng theo yêu cầu của bên yêu cầu công chứng: toàn bộ nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 

B4 Ký hợp đồng công chứng Người yêu cầu công chứng 04 giờ làm việc Dự thảo hợp đồng công chứng – Sau khi hợp đồng công chứng được rà soát, chỉnh sửa thì bên yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ hoặc công chứng viên đọc cho tất cả những người có mặt cùng nghe. Nếu tất cả cùng  nhất trí theo nội dung đó thì cùng đặt bút ký vào từng trang trong hợp đồng công chứng. Trong trường hợp, bên yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày;
B5 Ký chứng nhận Công chứng  viên 04 giờ làm việc Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Trước khi tiến hành kí vào từng trang của hợp đồng thì công chứng viên yêu cầu bên yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng. Đồng thời, chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
B6 Trả kết quả

 

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng 02 giờ làm việc Văn bản công chứng Sau khi hoàn tất thủ tục thu phí theo quy định thì bộ phận thu phí của đơn vị tiến hành công chứng là nhiệm vụ đóng dấu và trả kết quả cho bên yêu cầu công chứng.

 

4. Các biểu mẫu

TT Mã hiệu Tên Biểu mẫu
1.        BM 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
2.        BM 02 Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
3.        BM 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ

 

5. Hồ sơ cần lưu

TT Mã hiệu Tên hồ sơ
1. BM 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
2. BM 02 Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
3. BM 03 Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ
4. // Phiếu yêu cầu công chứng
5. // Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
6. // Các hồ sơ khác (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành

Trên đây là toàn bộ thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất trong năm 2021. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp rút ngắn quy trình giao dịch nhà đất của các nhà đầu tư.

Bạn đang muốn tạo sự bứt phá cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian tới mà chưa tìm ra được chiến lược hiệu quả -> Hãy tham gia khóa học Trí Tuệ Doanh Nghiệp cùng NIK EDU ngay để tìm ra con đường phát triển vượt bậc.

Xem thêm: Tổng hợp các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp

Trí tuệ đầu tư