Kỹ năng quan sát là gì? Phương pháp rèn luyện và cách cải thiện kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát không đơn giản là việc nhìn, ngắm mà đó là cả một quá trình phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng để đi đến một nhận định. Đây là một trong nhóm 15 kỹ năng mềm không thể thiếu của các ngành nghề hiện nay. Rèn luyện kỹ năng quan sát không khó, nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Kỹ năng quan sát là cả một quá trình phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng để đi đến một nhận định
Kỹ năng quan sát là cả một quá trình phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng để đi đến một nhận định

1. Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách chi tiết, hướng đến một mục đích rõ ràng. Không giống với cách quan sát theo bản năng, kỹ năng quan sát đòi hỏi người nhìn phải thực hiện hành vi một cách có chủ đích, xâu chuỗi nhiều dữ kiện liên quan, sau đó vận dụng để giải quyết vấn đề.

Kỹ năng quan sát hiện nay được ứng dụng trong hầu như mọi lĩnh vực từ giáo dục, ý tế đến công nghệ, dịch vụ và môi trường. Đây là một trong nhóm 15 bộ kỹ năng mềm mà bất kỳ nhân sự nào cũng cần trang bị cho mình.

Kỹ năng quan sát là cả một quá trình phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng để đi đến một nhận định
Kỹ năng quan sát là cả một quá trình phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng để đi đến một nhận định

2. Vai trò của kỹ năng quan sát

Không ít các khóa học, chương trình đào tạo tập trung để học viên phát triển kỹ năng quan sát một cách toàn diện. Điều này cho thấy đây thực sự là một kỹ năng quan trọng, có mặt trong mọi phương diện của cuộc sống.

Trong hoạt động nghiên cứu, kỹ năng quan sát giúp nhà khoa học phát hiện những biến đổi của sự vật, hiện tượng dù là nhỏ nhất, để từ đó đưa ra phán đoán và hướng thử nghiệm phù hợp. Các cuộc nghiên cứu thành công hiện nay đều phải dựa trên quá trình quan sát và thử nghiệm hàng trăm, thậm chí đến hàng nghìn lần. Do đó, với lĩnh vực này, kỹ năng quan sát là không thể thiếu.

Không ít các khóa học, chương trình đào tạo tập trung để học viên phát triển kỹ năng quan sát một cách toàn diện
Không ít các khóa học, chương trình đào tạo tập trung để học viên phát triển kỹ năng quan sát một cách toàn diện

Đối với các hoạt động dịch vụ, khách hàng, quan sát giúp chúng ta nhận ra hành vi của khách hàng, đối tác một cách dễ dàng hơn. Sự quan sát tinh tế đưa đến những cách ứng xử hợp hoàn cảnh có thể khiến bạn ghi điểm hơn trong mắt khách hàng cũng như đối tác của mình.

Trong giao tiếp, kỹ năng quan sát giúp chúng ta dễ dàng nhận ra thái độ, tâm tư tình cảm của đối phương thông qua các cử chỉ, biểu cảm trên gương mặt, từ đó đưa ra cách ứng xử đáp lại phù hợp. Quan sát hành vi của người đối diện giúp chúng ta hiểu phần nào suy nghĩ của đối phương, biết họ đang hài lòng hay không hài lòng, từ đó giúp ta tiết chế cảm xúc, ứng xử tinh tế hơn, hạn chế các cuộc tranh luận, cãi vã không đáng có. Đây được xem như là chìa khóa thành công đưa bạn đến những mối quan hệ chất lượng.

3. Áp dụng kỹ năng quan sát trong giao tiếp như thế nào? 

Như đã nói ở trên, kỹ năng quan sát đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, nó quyết định đến chất lượng của mọi cuộc đối thoại.

Quan sát giúp chúng ta dễ dàng hiểu được đối phương hơn, từ đó sẽ tạo ra một cuộc giao tiếp tốt đẹp và sẽ có những cách ứng xử tiếp theo sao cho hợp với hoàn cảnh nhất. Cũng nhờ quan sát, bạn có thể nhận biết thái độ của đối phương đang hài lòng hay không, phán đoán nguyên nhân dẫn đến thái độ đó và điều chỉnh hành vi của mình.

Kỹ năng quan sát quyết định đến chất lượng của mọi cuộc đối thoại
Kỹ năng quan sát quyết định đến chất lượng của mọi cuộc đối thoại

Quan sát có thể giúp bạn nhận ra sở thích của người đối diện thông qua trang phục, phụ kiện, trang sức,… Đặc biệt trong những buổi hẹn hò, sự quan sát này sẽ đưa đến những cuộc nói chuyện thú vị. Bạn có thể dẫn dắt đối phương đến những chủ đề mà họ thích chỉ bằng việc quan sát những món đồ trên người họ. Sự tinh tế này chắc chắn sẽ khiến bạn ghi điểm lớn trong mắt đối phương.

Có thể thấy, chỉ bằng những hành động quan sát đơn giản, bạn có thể nhận được sự tôn trọng và tin tưởng từ đối phương. Đây là tiền đề quan trọng để có được sự giao tiếp thành công và khiến một mối quan hệ phát triển tốt đẹp hơn.

4. Các kỹ năng quan sát cơ bản khi giao tiếp

4.1. Quan sát nét mặt đối phương

Hầu hết mọi người đều thể hiện thái độ, tâm tư của mình qua nét mặt, nên nếu biết cách quan sát một chút, bạn có thể phán đoán được suy nghĩ của họ một cách dễ dàng. Khi quan sát, bạn nên để ý đến 2 bộ phận quan trọng nhất là mắt và lông mày. Ánh mắt khi vui sẽ khác hẳn với ánh mắt khi buồn, và lông mày cũng thế. Khi thái độ không hài lòng, người đối diện thường nhíu lông mày lại, chỉ cần để ý một chút là bạn có thể nhận ra.

Học cách quan sát biểu cảm gương mặt giúp bạn dễ dàng nắm bắt suy nghĩ của người đối diện, từ đó điều chỉnh hành vi, cách giao tiếp phù hợp.

Học cách quan sát biểu cảm gương mặt giúp bạn dễ dàng nắm bắt suy nghĩ của người đối diện
Học cách quan sát biểu cảm gương mặt giúp bạn dễ dàng nắm bắt suy nghĩ của người đối diện

4.2. Quan sát ánh mắt của đối phương

Đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn”, nơi mà con người bộc bạch mọi cảm xúc qua chiếc cửa sổ đó. Từ đôi mắt mà bạn biết được rằng đối phương có vui vẻ, thân thiện hoặc đang không thoải mái đối với bạn. Để làm được điều đó, cần có sự rèn luyện và tinh tế nhất định. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số mẹo cơ bản sau:

  • Hành động chau mày, mí mắt khép, mắt trợn trừng với bạn có nghĩa là đối phương đang tức giận về một vấn đề đã hoặc đang xảy ra ở môi trường xung quanh.
  • Khi mí mắt của đối phương mở to, chân mày sát nhau, khả năng cao là họ đang cảm thấy sợ hãi hoặc rụt rè, lúc này bạn cần trấn an để đối phương trở lại trạng thái bình tĩnh.
  • Còn khi mi trên đang được thả lỏng, chân mày chau lại nghĩa là bạn đang nhận được sự coi thường từ đối phương.

Ngoài ra còn rất nhiều cách nhận biết khác đòi hỏi bạn phải rèn luyện trong suốt quá trình giao tiếp, tiếp xúc với nhiều người.

Đôi mắt là nơi bộc lộ cảm xúc cá nhân rõ nhất
Đôi mắt là nơi bộc lộ cảm xúc cá nhân rõ nhất

4.3. Quan sát hơi thở của đối phương

Một cách quan sát có phần khó hơn chính là hơi thở. Hơi thở vốn là một yếu tố mà con người rất khó điều tiết, nên việc quan sát hơi thở sẽ đưa ra phán đoán gần như chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Nếu hơi thở của đối phương có xu hướng tăng dần, nặng nề và gấp hơn bình thường thì có thể họ đang bị căng thẳng và lo lắng từ vấn đề bạn vừa đưa ra. Ví dụ đơn giản nhất là có thể thấy từ các ứng viên khi tham gia các buổi phỏng vấn xin việc.
  • Họ có hơi thở một cách nặng nề thì có lẽ là họ đang bị bạn thu hút.
  • Hơi thở và nhịp thở thoải mái, đều đặn thì có thể họ đang rất thoải mái với cuộc trò chuyện này với bạn.

Mỗi một biểu hiện cụ thể sẽ cho chúng ta một sắc thái tình cảm khác nhau. Do đó, để thành thạo kỹ năng quan sát đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài.

Việc quan sát hơi thở sẽ đưa ra phán đoán gần như chính xác nhất
Việc quan sát hơi thở sẽ đưa ra phán đoán gần như chính xác nhất

4.4. Quan sát hành động, cử chỉ của đối phương

Cử chỉ, hành động hay còn gọi là “body language” cũng rất quan trọng trong giao tiếp hay ứng xử tình huống. Thông qua cử chỉ, bạn có thể đánh giá được suy nghĩ, cảm xúc của đối phương. Một số ví dụ cơ bản dưới đây bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mình:

  • Hành động chống cằm, đầu nghiêng sang một bên kèm biểu cảm không mấy hứng thú của người đối diện có thể là do họ đang chán với câu chuyện hoặc vấn đề mà bạn đang trình bày.
  • Hành động khoanh tay cho thấy đối phương đang khá nghiêm nghị, hoặc chưa thực sự mở lòng để sẵn sàng nghe bạn trình bày.
  • Hành động đưa một tay sau gáy có thể là do họ vừa nói dối bạn một điều gì đó.

Chưa hết, những hành động bất chợt trong cuộc nói chuyện cũng nói lên nhiều điều. Chẳng hạn như đang trong cuộc trò chuyện nhưng đối phương thường xuyên nhìn đồng hồ, hoặc check điện thoại, rất có thể họ đang vội đi đâu đó hoặc đơn giản là muốn kết thúc cuộc trò chuyện sớm. Ngoài ra hành động thay đổi ghế tư thế ngồi lên phía trước hoặc ngả người ra sau cho thấy họ đang hứng thú với câu chuyện của bạn, hoặc ngược lại.

Cử chỉ, hành động hay còn gọi là “body language” cũng rất quan trọng trong giao tiếp hay ứng xử tình huống
Cử chỉ, hành động hay còn gọi là “body language” cũng rất quan trọng trong giao tiếp hay ứng xử tình huống

4.5. Quan sát trang phục của đối phương

Không chỉ hành động, cử chỉ hay nét mặt mà việc quan sát trang phục của người đối diện cũng cho thấy người này có thực sự “tâm đắc” với cuộc gặp gỡ này hay không. Với những người ăn mặc chỉn chu, chăm chút, đi cùng với đó là phong thái tự tin trên gương mặt, có thể thấy là họ là người nghiêm chỉnh, biết ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.

5. Một số cách giúp cải thiện kỹ năng quan sát 

Nếu kỹ năng quan sát của bạn chưa thực sự tốt, đừng lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bằng một số cách sau:

  • Trở nên cởi mở hơn

Tinh thần cởi mở sẽ dẫn đến một thái độ tốt. Hãy tin rằng, sự quan sát tinh tế sẽ đưa đến cho bạn nhiều cơ hội về những mối quan hệ tốt hơn. Quan sát thường xuyên cũng giúp bạn phát hiện nhanh chóng các vấn đề, đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

  • Luôn đặt mục đích cho hành động quan sát

Khi xác định được mục đích quan sát, bạn có thể dễ dàng điều hướng hành động của bản thân, biết mình nên quan sát và phân tích những yếu tố gì, vào thời điểm nào. Ví dụ như bạn là quản lý nhà hàng, muốn biết tại sao mức độ đánh giá nhà hàng của mình tháng này giảm so với tháng trước, bạn sẽ thực hiện hành vi quan sát quá trình mua hàng của khách từ lúc bước vào nhà hàng cho đến lúc đi ra, sau đó mới đưa ra phán đoán và phân tích.

  • Không vội vàng

Quan sát đòi hỏi sự kiên nhẫn để có thể chú ý đến từng tiểu tiết của sự vật, sự việc, hiện tượng. Sự nôn nóng của quá trình quan sát có thể dẫn đến những phán đoán sai hoặc chưa sâu sắc, vấn đề sẽ khó được giải quyết một cách triệt để.

  • Vận dụng đa giác quan

Quan sát bằng đa giác quan sẽ giúp bạn quan sát nhanh hơn, độ chính xác khi phân tích tốt hơn. Thay vì chỉ quan sát bằng mắt, hãy sử dụng cả tai, mũi để phân biệt và nhận định vấn đề. Bằng cách chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương từ cử chỉ, ánh mắt, hơi thở, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về tình huống trải nghiệm đó.

  • Chú ý đến tiểu tiết

Thường xuyên để ý đến những chi tiết nhỏ giúp bạn nâng cao kỹ năng quan sát tốt hơn. Chẳng hạn khi nhìn thấy điện thoại của một người, nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhìn thấy điện thoại có sử dụng ốp lưng màu sắc yêu thích của người đó, từ đó có thể phán đoán về sở thích của người này. Bên cạnh đó, các tiểu tiết khi được liên kết, phân tích cùng nhau sẽ giúp người quan sát đưa ra suy luận có độ chính xác cao hơn.

6. Phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát

Để rèn luyện kỹ năng quan sát, cách hiệu quả nhất là tập quan sát mọi sự vật, cá nhân, hiện tượng xung quanh mình, có thể là đồng nghiệp, người thân. Chỉ bằng cách chú ý đến biểu cảm, cử chỉ và những đồ vật xung quanh họ là bạn đã dần hiểu hơn về tính cách cũng như sở thích cá nhân của mỗi người.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc sách kỹ năng quan sát, tham gia một khóa học phù hợp. Từ đó, nhanh chóng phát triển khả năng quan sát của mình và khắc phục những điểm yếu.

Kỹ năng quan sát là không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó quyết định đến khả năng phán đoán và tư duy của bạn trong công việc, cũng như cách bạn đối nhân xử thế. Rèn luyện kỹ năng quan sát mỗi ngày để bản thân trở thành người quan sát tốt, tinh tế và nhạy bén.

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!