PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ: THEO LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH MỚI NHẤT

Thị trường đầu tư ngày càng sôi động với sự xuất hiện của các loại hình dự án, từ đầu tư công đến đầu tư xây dựng. Do đó, việc hiểu rõ về từng dự án là rất quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Vậy cụ thể, nước ta phân loại dự án đầu tư như thế nào? Trong bài viết này, NIK sẽ cập nhật từ Nghị định mới nhất cho bạn tham khảo!

1. Dự án đầu tư là gì?

Phân loại dự án đầu tư
Giải thích dự án đầu tư là gì

Luật Đầu tư 2020 định nghĩa dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất sử dụng vốn trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định.

Ta có thể hiểu như sau:

  • Đối tượng: Vốn đầu tư được sử dụng để thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  • Thời gian thực hiện: Dự án đầu tư được thực hiện trong thời gian trung hạn hoặc dài hạn. Luật Đầu tư 2020 không coi việc đề xuất bỏ vốn ngắn hạn là một dự án đầu tư.
  • Mục đích: Mục tiêu của dự án đầu tư là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi ích kinh tế.
  • Địa điểm thực hiện: Dự án đầu tư được thực hiện trên một địa bàn cụ thể.

2. Phân loại dự án đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Phân loại dự án đầu tư
Phân loại dự án theo luật đầu tư công chi tiết

2.1. Dựa trên nguồn vốn đầu tư

Dựa trên nguồn vốn đầu tư, phân loại dự án đầu tư được chia thành hai nhóm chính:

2.1.1. Dự án đầu tư công

  • Thuộc chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, dùng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành cho mục đích đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Mục tiêu của dự án đầu tư công thường hướng đến lợi ích chung của xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,…
  • Phân loại dự án theo luật đầu tư công bao gồm: Dự án cơ cấu xây dựngdự án không cơ cấu xây dựng.

2.1.2. Dự án đầu tư khác

  • Là dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước, bao gồm vốn của cá nhân, tổ chức trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
  • Mục tiêu của dự án đầu tư khác thường hướng đến lợi nhuận cho nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

2.2. Dựa trên thời điểm thực hiện

Tương tự phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư, dự án đầu tư dựa trên thời điểm thực hiện cũng được chia thành hai loại chính:

2.2.1. Dự án đầu tư mới

  • Là dự án đầu tư được thực hiện lần đầu tiên hoặc là dự án đầu tư độc lập với các dự án đầu tư đang hoạt động.
  • Dự án đầu tư mới thường được triển khai nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

2.2.2. Dự án đầu tư đang hoạt động

  • Là dự án đầu tư đã được triển khai và đi vào hoạt động.
  • Dự án đầu tư đang hoạt động thường được tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.3. Dựa trên chủ đầu tư

Dựa theo Luật Đầu tư 2020, dự án đầu tư được phân loại thành ba nhóm chính dựa trên loại hình nhà đầu tư:

  • Nhà đầu tư nước ngoài: Cá nhân mang quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư trong nước: Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh). Có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

3. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Phân loại dự án đầu tư
Giải thích dự án đầu tư xây dựng là gì

Dự án đầu tư xây dựng (thuộc dự án đầu tư công) là các hoạt động sử dụng vốn để tạo ra, sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng. Mục tiêu của dự án là phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm hoặc dịch vụ trong thời gian và ngân sách nhất định.

Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư được thể hiện qua các báo cáo đánh giá tính khả thi, bao gồm:

  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: Cung cấp thông tin sơ bộ về nhu cầu, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: Phân tích tài chính dự án đầu tư, các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của dự án.
  • Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của dự án.

4. Quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

Theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi 2020) và Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

  • Dựa trên quy mô và mức độ quan trọng, các dự án đầu tư xây dựng được chia thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C, theo các tiêu chí quy định trong pháp luật về đầu tư công.
  • Dựa trên công năng phục vụ, tính chuyên ngành và mục đích quản lý, các dự án được phân loại thành:

          “a) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

           b) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

           c) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;

           d) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

           đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

           e) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;

           g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và các dự án có công năng phục vụ hỗn hợp khác.”

  • Dựa trên nguồn vốn sử dụng và các hình thức đầu tư, các dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau:

  “a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

          b) Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

          c) Dự án PPP (đối tác công tư);

          d) Dự án sử dụng các nguồn vốn khác.”

5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm 

Phân loại dự án đầu tư
Có 4 nhóm phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy định

Các nhà đầu tư hầu hết đều đã nghe đến các dự án nhóm A, B hoặc C, nhưng ít ai nắm rõ các tiêu chí cụ thể để phân loại. Thực tế, việc phân nhóm dự án tương tự như việc phân cấp quy mô của từng dự án đầu tư và dựa trên một hệ thống tiêu chí riêng biệt như sau:

5.1. Dự án quan trọng quốc gia

Dự án quan trọng quốc gia là những dự án sử dụng vốn đầu tư công với mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Các dự án thuộc dự án quan trọng quốc gia có thể tạo ra ảnh hưởng tới môi trường hay tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường theo mức độ, không phân biệt tổng vốn đầu tư gồm:

  • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, lấn biển, bảo vệ môi trường với diện tích tối thiểu 500ha
  • Rừng phòng hộ đầu nguồn với diện tích tối thiểu 50ha
  • Rừng sản xuất với diện tích tối thiểu 1.000ha
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thành khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học với diện tích tối thiểu 50ha
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất trồng lúa nước ít nhất 2 vụ trở lên, quy mô tối thiểu 500ha
  • Nhà máy điện hạt nhân
  • Di dân tái định cư ở miền núi tối thiểu 20.000 người và các vùng khác tối thiểu 50.000 người
  • Dự án cần phải áp dụng các chính sách, cơ chế đặc biệt được quyết định bởi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

5.2. Dự án đầu tư nhóm A

Phân loại dự án theo luật đầu tư công, các dự án được sắp xếp trong nhóm A có các đặc điểm sau:

Không phân biệt mức tổng đầu tư vào dự án:

  • Dự án hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp
  • Dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và có tính chất bảo mật quốc gia
  • Dự án tại địa bàn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng đối với quốc gia dựa theo quy định pháp luật về an ninh, quốc phòng
  • Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt
  • Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ

Dự án có vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên:

  • Công nghiệp điện
  • Phân bón, hóa chất, xi măng
  • Xây dựng khu nhà ở
  • Khai thác dầu khí
  • Khai thác, chế biến khoáng sản
  • Chế tạo máy, luyện kim
  • Giao thông (đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cầu)

Dự án có vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên:

  • Kỹ thuật điện
  • Hóa dược
  • Thủy lợi
  • Dự án giao thông
  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử
  • Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Sản xuất vật liệu
  • Bưu chính, viễn thông
  • Công trình cơ khí

Dự án có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ trở lên:

  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
  • Sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
  • Công nghiệp

Dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ trở lên:

  • Xây dựng nhà dân dụng
  • Nghiên cứu tin học, khoa học, truyền hình, phát thanh
  • Kho tàng
  • Y tế, văn hóa, giáo dục
  • Thể dục thể thao, du lịch

5.3. Dự án đầu tư nhóm B

Trong phân loại dự án đầu tư xây dựng còn có dự án đầu tư nhóm B. Các dự án được xếp vào nhóm này gồm:

Dự án có mức vốn đầu tư từ 120 – 2.300 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Hóa chất, phân bón, xi măng
  • Khai thác, chế biến khoáng sản
  • Khai thác dầu khí
  • Công nghiệp điện
  • Chế tạo máy, luyện kim
  • Giao thông (đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cầu)
  • Xây dựng khu nhà ở

Dự án có mức vốn đầu tư từ 80 – 1.500 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Kỹ thuật điện
  • Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Thủy lợi
  • Dự án giao thông
  • Công trình cơ khí
  • Hóa dược
  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử
  • Bưu chính, viễn thông
  • Sản xuất vật liệu

Dự án có mức vốn đầu tư từ 60 – 1.000 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
  • Công nghiệp
  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
  • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

Dự án có mức vốn đầu tư từ 45 – 800 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Kho tàng
  • Y tế, văn hóa, giáo dục
  • Du lịch, thể dục thể thao
  • Nghiên cứu tin học, khoa học, phát thanh, truyền hình
  • Xây dựng dân dụng (ngoại trừ những dự án nằm trong Mục II.2)

5.4. Dự án đầu tư nhóm C

Phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm C phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư. Cụ thể như sau:

Dự án có mức vốn đầu tư dưới 120 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Giao thông (đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, cảng biển, cảng sông, cầu)
  • Chế tạo máy, luyện kim
  • Khai thác, chế biến khoáng sản
  • Hóa chất, phân bón, xi măng
  • Khai thác dầu khí
  • Công nghiệp điện
  • Xây dựng khu nhà ở

Dự án có mức vốn đầu tư dưới 80 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Kỹ thuật điện
  • Hóa dược
  • Thủy lợi
  • Cấp thoát nước, công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Bưu chính, viễn thông
  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử
  • Dự án giao thông
  • Công trình cơ khí
  • Sản xuất vật liệu

Dự án có mức vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
  • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
  • Công nghiệp
  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới

Dự án có mức vốn đầu tư dưới 45 tỷ đồng và nằm trong những lĩnh vực đã được quy định:

  • Kho tàng
  • Du lịch, thể dục thể thao
  • Y tế, văn hóa, giáo dục
  • Nghiên cứu khoa học, tin học, truyền hình, phát thanh
  • Xây dựng dân dụng

6. Giải đáp các vấn đề khác về dự án đầu tư xây dựng

Phân loại dự án đầu tư
Giải đáp chi tiết về các vấn đề trong dự án đầu tư xây dựng

6.1. Yêu cầu đối với các dự án đầu tư xây dựng

Ngoài phân loại dự án đầu tư xây dựng, ta cần tìm hiểu thêm về một số yêu cầu đối với hoạt động xây dựng dự án. Theo quy định tại Điều 51 Luật xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng, bất kể nguồn vốn sử dụng, đều phải đáp ứng:

  • Tuân thủ quy hoạch chi tiết cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi triển khai.
  • phương án công nghệ – thiết kế xây dựng phù hợp, đảm bảo tính khoa học, tiên tiến và hiệu quả.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình.
  • Đảm bảo nguồn vốn đầy đủ, đúng tiến độ và sử dụng hiệu quả.
  • Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm luật về đầu tư, xây dựng, môi trường,…

6.2. Các trường hợp được phép điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

Theo khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 và kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

  • Khi dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn hoặc các yếu tố bất khả kháng khác.
  • Khi xuất hiện yếu tố mới mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án và đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội của việc điều chỉnh.
  • Khi quy hoạch xây dựng thay đổi và có tác động trực tiếp đến dự án.
  • Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án cao hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
  • Khi cần điều chỉnh dự án do thay đổi chủ trương đầu tư.

6.3. Hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động đầu tư xây dựng

Điều 12 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng nhằm giữ trật tự xây dựng, an toàn cho công trình và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những điểm chính:

  • Quyết định đầu tư xây dựng không tuân thủ quy định.
  • Khởi công xây dựng khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi công theo quy định.
  • Xây dựng trong khu vực cấm, lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và các khu vực bảo vệ khác theo quy định; xây dựng ở những khu vực có cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ trường hợp xây dựng để khắc phục các hiện tượng này.
  • Xây dựng không đúng với quy hoạch, trừ khi có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng không đúng giấy phép đã được cấp.
  • Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái quy định.
  • Nhà thầu tham gia xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
  • Chủ đầu tư chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện dự án.
  • Xây dựng không tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được chọn cho công trình.
  • Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng gây hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường.
  • Vi phạm quy định về an toàn lao động, bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
  • Sử dụng công trình sai mục đích, cơi nới hoặc lấn chiếm diện tích và không gian được quản lý, sử dụng hợp pháp bởi tổ chức, cá nhân khác hoặc các khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
  • Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công.
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che hoặc chậm xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
  • Cản trở các hoạt động đầu tư xây dựng hợp pháp.

7. Tổng kết

Trên đây là thông tin về phân loại dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành. Đây là một kiến thức cơ bản mà những nhà đầu tư cần phải biết để có thể đánh giá bất động sản một cách tốt nhất. Để tìm hiểu chuyên sâu hơn, bạn đọc có thể đăng ký tham gia ngay khoá học Chiến Lược Đầu Tư Bất Động Sản tại NIK!