Giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho doanh nghiệp

Bất kì doanh nghiệp nào đưa tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh cũng muốn đem lại lợi nhuận tối ưu nhất có thể. Tài sản cố định nếu sử dụng được đúng mục đích và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản xuất tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tái sản xuất kinh doanh. Dù nhận biết được tác dụng của tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế thì các nhà kinh doanh cần những giải pháp, biện pháp quản lý cụ thể để có thể phát huy được sức mạnh của tài sản cố định cho doanh nghiệp.  

Vậy việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa gì? Và giải pháp nào để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho doanh nghiệp? Thông qua bài viết dưới đât, NIK hi vọng thông qua đó có thể giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp thích hợp không chỉ tăng được lợi nhuận mà còn tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định (Fixed assets) là gì?

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là những tài sản có giá trị kinh tế lớn, thời gian sử dụng trong dài hạn và có thể dùng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn sản xuất. TSCĐ thường được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán lại.

Tài sản cố định doanh nghiệp bao gồm những loại hình đó là: 

  • Tài sản cố định hữu hình: tư liệu sản xuất, công cụ lao động
  • Tài sản cố định vô hình: chi phí liên quan đến quyền phát hành bằng sáng chế, bản quyền tác giả, bằng phát mình, một số chi phí cho việc cấp quyền sử dụng đất,…
  • Tài sản cố định thuê tài chính
  • Tài sản cố định tương tự

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là gì? 

Hiệu quả sử dụng tài sản (HSTSCĐ) của doanh nghiệp là một chỉ số tài chính cực kỳ quan trọng. Phản ảnh mỗi đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định của doanh nghiệp định đầu tư thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong chu kỳ. Đây là chỉ số cần được quan tâm vì nó phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như hiệu quả số vốn mà nhà kinh doanh bỏ ra để đầu tư. 

 

Mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều hướng tới việc tối ưu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Các nhà kinh doanh cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp lý nhằm sinh lợi tới đa. Đồng thời, luôn tìm các nguồn tài trợ, tăng tài sản cố định hiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

 

Đây là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được diễn ra liền mạch, không bị gián đoạn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đáp ứng mong đợi của các bên đầu tư liên quan.  

 

Nếu nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định một cách hiệu quả thì sẽ có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp:

  • Góp phần làm tăng doanh thu cũng đồng thời tăng lợi nhuận
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
  • Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Bảo toàn và phát huy vốn tốt nhất

Nhìn chung, việc nâng nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa rất lớn vừa tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tại sản cố định của doanh nghiệp

Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Công thức tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính theo công thức sau: 

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân

Trong đó:

  • Tổng doanh thu thuần (Net Revenue): là phần doanh thu còn lại sau khi doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
  • Vốn cố định bình quân: Trung bình cộng của vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ. 

Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả suất sử dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

2.1. Nhân tố khách quan

  • Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước

Sự thay đổi với các chính sách hiện hành đều ảnh hưởng các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng tài sản cố định thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao, … sẽ quyết định khả năng khai thác tài sản cố định.

 

  • Thị trường, đối thủ cạnh tranh 

Khi mà thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩm ngày càng cao và khốc liệt. Vậy để có thể tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thì đòi hỏi các doanh nghiệp đều phải nỗ lực tăng chất lượng, hạ giá thành. Điều này chỉ  xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. 

 

Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trong ngắn hạn và dài hạn.Ngoài ra lãi suất tiền vay thay đổi cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị.

 

  • Các yếu tố khác

Ngoài những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Vì không thể đo lường được mức độ tổn hại nên các doanh nghiệp cần có những phương án dự phòng trước. 

2.2. Nhân tố chủ quan

  • Ngành nghề kinh doanh 

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến những quyết định như cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hoá chúng ra sao. Huy động nguồn tài trợ cho những tài sản cố định từ đâu, có đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn hay không?

 

  • Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh

Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như: hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất. 

 

  • Bộ máy quản trị doanh nghiệp: Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì giúp cho việc nghiên cứu kỹ tài sản cố định được sử dụng với mục đích gì hay sử dụng như thế nào. Trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng tài sản cố định luôn được theo dõi một cách thường xuyên. Do đó, luôn đảm bảo có những biện pháp  hay có những thay đổi kịp thời để sử dụng một cách hiệu quả và tránh lãng phí. 

 

  • Lao động: Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm

Nâng cao trình độ quản lý và sử dụng máy móc cho người lao động thì mới có thể vận hành và phát huy hết khả năng của dây chuyền máy móc, công nghệ phụ vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Ngoài trình độ tay nghề cao, cũng đòi hỏi người lao động trong doanh nghiệp phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản. Có như vậy, tài sản cố định mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm. 

 

  • Giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho doanh nghiệp

Cơ chế thị trường ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng với tính cạnh tranh ngày càng cao mà quyết định số phận của doanh nghiệp tồn tại hay bị đào thải. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cổ định không những giúp cho doanh nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy cho nền kinh tế thị trường phát triển. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giúp doanh nghiệp đổi mới và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. 

Tăng cường huy động từ vốn vay ngân hàng
Tăng cường huy động từ vốn vay ngân hàng

3.1. Tăng cường huy động vốn 

Khai thác tối đa và đa dạng hóa nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thu hồn vốn nhanh để tái đầu tư trang thiết bị, bổ sung nâng cao tài sản cố định. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn sau:

  • Vốn vay: tín dụng, vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo hợp đồng,…
  • Thu hút vốn liên doanh thông qua thành lập liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước
  • Thu hút vốn từ việc phát hành cổ phiếu 
  • Hình thức tín dụng thuê mua
  • Khai thác tốn đa nguồn vốn tín dụng thương mại 
  • Huy động vốn nội bộ trong công ty 

Các doanh nghiệp cần lựa chọn phù hợp nguồn vốn có lợi nhất cho doanh nghiệp mình để đảm bảo nguồn vốn cần bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định và phải thu được lợi ích trong tương lai. 

 

3.2. Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tài sản cố định 

  • Nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản: 

Doanh nghiệp cần nâng cao giá trị hiệu quả sử dụng của công suất tài sản sao cho mức tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng tài sản, từ đó nâng cao các chỉ số như: tỷ suất sinh lời, hiệu suất sử dụng tổng tài sản. 

  • Đẩy nhanh tiến độ xử lý các tài sản, vật tư không cần thiết
Thanh lý, nhượng bán vật tư đã khấu hao hết
Thanh lý, nhượng bán vật tư đã khấu hao hết

Doanh nghiệp cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán các tài sản, vật tư đã khấu hao hết, không có giá trị hay không có nhu cầu sản vuất với các tài sản đó. Vì nếu không xử lý và thanh lý triệt để thì doanh nghiệp phải phát sinh thêm những chi phí không cần thiết để quản lý và bảo quản tài sản. 

  • Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì đều cần bản kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Doanh nghiệp cần tính toán, phân tích tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết đối với tài sản cố định, để lập danh sách đầu tư tài sản cố định một cách chặt chẽ. Cần phải đầu tư vào loại tài sản cố định nào? Tổng nguồn vốn cần là bao nhiêu? Lợi nhuận trong tương lai ra sao?

  • Tăng cường hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản cố định 

Để khai thác hết công suất may móc thiết bị, kéo dài thời gian hoạt động, đảm bảo duy trì năng lực sản xuất, các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp tài sản cố định thường xuyên. 

3.3. Doanh nghiệp phải có cơ chế quản lý, sử dụng tài sản cố định 

Doanh nghiệp cần có cơ chế quản lý để theo dõi nắm bắt cụ thể với từng tài sản cố định được mua vào công ty. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quản lý, không ngừng nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm phát triển hoạt động sản xuất một cách mạnh mẽ, nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm trên thị trường. 

  • Theo dõi tài sản thường xuyên và có hệ thống
  • Nắm bắt vòng đời sản phẩm
  • Triển khai phần mềm quản lý tài sản cố định  
  • Quản lý tốt hàng tồn kho
  • Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả

3.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên 

Nâng cao tay nghề nhân viên và trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao tay nghề nhân viên và trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khuyến khích nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên để có thể vận hành máy móc một cách hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Đào tạo và nâng cao tay nghề nhân viên cũng như trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 

3.5. Phân tích đánh giá định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định 

Mỗi doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp mình theo từng quý, năm cụ thể. Cần so sành để có thể có những phương án kịp thời theo từng giai đoạn. 

Vấn đề nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cho doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Do đó, những chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lập kế hoạch cụ thể cho công ty của mình. Thông qua bài phân tích và chi sẽ ở trên, NIK hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm đến các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cho doanh nghiệp của mình.

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!