Tài sản nhà nước là gì? Phân loại tài sản nhà nước theo luật pháp Nhà nước Việt Nam

Với mỗi nhà nước khác nhau thì khái niệm tài sản nhà nước cũng có sự khác biệt riêng. Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định tài sản nhà nước là gì? Để có thể hiểu đúng về tài sản nhà nước mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của NIK.

Tài sản nhà nước là gì? Phân loại tài sản nhà nước theo luật pháp Nhà nước Việt Nam
Tài sản nhà nước là gì? Phân loại tài sản nhà nước theo luật pháp Nhà nước Việt Nam

1. Tài sản nhà nước là gì?

Căn cứ theo Nghị định của chính phủ số 12/1998/NĐ-CP hay trong Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008 khái niệm ‘’tài sản nhà nước’’ được quy định như sau:

‘’Điều 1.

  1. Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.’’

Theo Luật dân sự năm 2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, mục 2 chương XIII, có quy định về các hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung.

Điều 197 trong bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân là: ‘’Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.’’

Theo như luật dân sự, chỉ đề cập đến hình thức tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý không có quy định về hình thức sở hữu nhà nước. Không đề cập đến tài sản nhà nước.

Đến ngày 01/10/2018, Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 chính thức có hiệu lực thay cho Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2008, cụm từ ‘’tài sản nhà nước’’ đã được thay thế bởi cụm từ ‘’tài sản công’’.

Tòa nhà quốc hội Việt Nam
Tòa nhà quốc hội Việt Nam

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật quản lý tài khoản công 2017 quy định như sau:

‘’Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.’’

Từ đây, khái niệm tài sản công được đưa vào sử dụng thay cho tài sản nhà nước. Trong một số trường hợp, vẫn có những văn bản pháp luật cụm từ ‘’tài sản nhà nước’’ vẫn đang được sử dụng.

Theo Bộ Luật hình sự 2015

Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tuy nhiên, khi các văn bản pháp luật đề cập đến ‘’tài sản nhà nước’’ thì có nghĩa là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

2. Phân loại tài sản nhà nước theo quy định của luật pháp Nhà nước Việt Nam như thế nào?

Tài sản kết cấu hạ tầng
Tài sản kết cấu hạ tầng

Theo như pháp luật hiện hành, Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, tài sản công được phân loại như sau:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,…
  • Tài sản kết cấu hạ tầng: Phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng
  • Tài sản công tại doanh nghiệp
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án
  • Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước
  • Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Mong rằng thông qua toàn bộ nội dung bài viết của NIK đã một phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa tài sản nhà nước là gì? Phân loại các loại tài sản nhà nước như thế nào? Cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan về tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!