Quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

Quản trị rủi ro là gì? Trong khi thị trường kinh doanh hiện nay ngày càng chịu ảnh hưởng và có nhiều sự thay đổi bởi sự tác động của đợt dịch Covid -19. Doanh nghiệp hiện nay không chỉ chịu áp lực bởi tính cạnh tranh khốc liệt của môi trường kinh doanh mà còn gặp rất nhiều rủi ro. Do đó, các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư phải có những quy trình quản trị rủi ro hiệu quả để chuẩn bị cho những điều không lường trước được trong tương lai giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững qua giai đoạn khó khăn này. Cùng với NIK tìm hiểu và tìm ra phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả và tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp
Quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Quản trị rủi ro là gì?

1.1. Định nghĩa khái niệm

Rủi ro là gì? Rủi ro là những tình huống/sự kiện không mong muốn xảy ra, thường sẽ để lại hậu quả, thiệt hại, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của một tổ chức, doanh nghiệp.

Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • Sai sót quản lý chiến lược
  • Thiên tai, tai nạn,..
  • Biến động về tài chính, pháp lý
  • Sự không chắc chắn về mặt tài chính
  • Tác động của tình hình kinh tế
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
  • Văn hóa doanh nghiệp, đãi ngộ công ty
  • Chế độ quản lý,….

dinh nghia khai niem rui ro

Quản trị rủi ro (Risk management) là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Quản trị rủi ro thường do các cấp lãnh đạo, quản lý của công ty/doanh nghiệp/tổ chức thực hiện.

quan tri rui ro thuong do cac cap lanh dao quan ly cua cong ty doanh nghiep to chuc thuc hien

1.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

  • Dự đoán rủi ro trong tương lai
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý cho các rủi ro
  • Xác định vai trò của từng thành viên trong chiến lược quản trị rủi ro doanh nghiệp
  • Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
  • Đầu tư thông minh tại vào một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp

2. Vai trò của quản trị rủi ro trong tổ chức

Rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với mỗi tổ chức/doanh nghiệp trong kinh doanh. Bất kỳ công ty nào đều cũng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro trong tương lai, do đó việc quản trị rủi ro là nền tảng quan trọng để từng công ty dự phòng tốt nhất cho những tình huống không mong muốn nhằm giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại về chi phí. Do đó, quản trị rủi ro có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển công ty trong tương lai.

  • Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp bền vững và ổn định
  • Giảm bớt gánh nặng trách nhiệm pháp lý
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn, bảo mật cho khách hàng và người lao động
  • Hạn chế sự lãng phí ngân sách đầu tư, tiết kiệm khoản chi phí không cần thiết
  • Bảo vệ tài sản khỏi những tổn thất nghiêm trọng
  • Phòng ngừa các tác động tiêu cực của các sự kiện có hại cho công ty
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

Bước 1: Thiết lập bối cảnh cho các rủi ro

Doanh nghiệp cần hiểu rõ bối cảnh chung của hoạt động kinh doanh, hình dung và dự đoán trước những trường hợp rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó xác định thiết lập các tiêu chí để đánh giá rủi ro cùng cấu trúc quy trình phân tích.

Bước 2: Nhận diện rủi ro

Doanh nghiệp cần xác định chính xác các rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong tương lai thông qua việc tìm hiểu môi trường doanh nghiệp, thông tin thị trường. Lập danh sách rủi ro, phân loại và sắp xếp.

Bước 3: Phân tích rủi ro

Sau khi xác định được danh sách các rủi ro, doanh nghiệp tiến hành xem xét khả năng xảy ra của các loại rủi ro và hậu quả mà chúng mang lại. Mục đích của phân tích rủi ro là để hiểu rõ từng trường hợp cụ thể và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá rủi ro

Tiếp theo, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định về việc liệu rủi ro đó có được chấp nhận hay không, và xác suất xảy ra của từng rủi ro là bao nhiêu? Nhằm tìm kiếm những giải pháp giải quyết triệt để những rủi ro đó.

Bước 5: Giảm thiểu rủi ro

Thông qua việc đánh giá rủi ro, doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro ở mức cao nhất. Xây dựng các biện pháp ứng phó bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể: chuyển giao rủi ro, né tránh rủi ro, duy trì/chấp nhận rủi ro, kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại.

Kế hoạch giảm thiểu rủi ro bao gồm các quy trình giảm thiểu rủi ro, chiến thuật phòng ngừa rủi ro, cùng các kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Bước 6: Giám sát rủi ro mới và hiện có

Liên tục theo dõi cập nhật các rủi ro mới và hiện có để có thể có kế hoạch hoặc phương án kịp thời phù hợp với kế hoạch quản trị doanh nghiệp.

Bước 7: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và doanh nghiệp

Phương pháp đánh giá rủi ro và giảm thiểu chi phí phát sinh được nhiều doanh nghiệp sử dụng là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Quy trình quản trị hiệu quả các rủi ro trở thành tiền đề để doanh nghiệp có thể ứng phó đối với những rủi ro, hạn chế sự lãng phí ngân sách đầu tư, loại bỏ những chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh, tăng hiệu quả chiến lược doanh nghiệp. NIK mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp/công ty có những phương án quản trị rủi ro tốt nhất cho các tình huống không mong muốn nhằm giảm thiểu thiệt hại và tổn thất đối với doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:

Quản lý rủi ro – Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quản_lý_rủi_ro