Phân tích dự án đầu tư và cách đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Phân tích tài chính dự án đầu tư là một việc làm mà không chỉ doanh nghiệp, thậm chí các nhà đầu tư cũng không nên bỏ qua. Khi thực hiện phân tích tài chính dự án thì bạn cần phải làm những công việc sau: Xem xét nhu cầu về nguồn lực tài chính; Nhờ kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn mà xác định quy mô đầu tư; Cơ cấu của các loại vốn và nguồn tài trợ…

phân tích tài chính dự án đầu tư là gì
Tìm hiểu phân tích dự án đầu tư

 

1. Phân tích tài chính dự án đầu tư là gì?

Phân tích tài chính dự án đầu tư là một quá trình kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ các nội dung liên quan đến khía cạnh tài chính để xác định hiệu quả tài chính của dự án.  Mục đích chính của việc phân tích tài chính dự án đầu tư đó chính là để đánh giá về tính khả thi tài chính mà dự án đó khi triển khai có thể mang lại.

Khi thực hiện phân tích tài chính dự án thì bạn cần phải làm những công việc sau:

  • Cẩn thận xem xét những nhu cầu của dự án. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để đầu tư dự án mang lại hiệu quả. Cần sử dụng một cách hợp lý những kỹ năng cùng với năng lực chuyên môn của mình để có thể xác định quy mô đầu tư như thế nào, cơ cấu các loại vốn cùng nguồn gốc của nguồn tài trợ từ đâu
  • Để xem xét khách quan về tình hình, kết quả, hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động có thể dựa trên góc độ hạch toán kinh tế. Cần phải thực hiện tính toán những khoản chi phí cần dùng kể từ khi soạn thảo dự án cho tới khi kết thúc dự án. Như vậy có thể đánh giá được các lợi ích mà dự án mang tới cho đơn vị thực hiện

Cuối cùng, dựa vào những điều trên chính chủ đầu tư có thể đánh giá được tính khả thi của dự án và ra quyết định nên hay không nên đầu tư. Sử dụng 4 phương pháp phân tích tài chính dự án đầu tư:

  • Phân tích thời gian hoàn vốn = chi phí dòng tiền của một năm dự án. Dự án có thời gian hoàn vốn từ 1 – 3 năm là tiêu chuẩn. Việc có thời gian hoàn vốn dài dẫn tới việc dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố biến động của thị trường, kinh tế xã hội. Thời gian hồn vốn ngắn là một trong những tiêu chí đánh giá việc lựa chọn cũng như đánh giá hiệu quả của tài chính dự án đầu tư.
  • Tỷ lệ hoàn vốn Kế toán được tính dựa trên dòng tiền hằng năm trừ đi khấu hao. Trong đó khấu hao được tính bằng chi phí trừ đi mức chi phí còn lại của dự án.
  • Giá trị hiện tại ròng NPV được hiểu là dòng tiền của dự án, nếu dự án có NPV tốt thì hiệu quả càng cao
  • Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là cũng là một góc nhìn khác đi ra từ dòng tiền ròng NPV. Việc xác định IRR chính là xác định tỷ suất sinh lời của dự án so với các dự án khác.
  • Vậy bạn nên phương pháp nào? Phương pháp dựa trên NPV và IRR là 2 phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất, nó giúp ta xác định nhanh dòng tiền dự án nếu âm thì loại, cũng như nếu IRR thấp hơn lãi suất đi vay thì dự án cũng không hiệu quả.
phan-tich-tai-chinh-du-an-dau-tu-1

2. Cách đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư

2.1 Tính toán tổng vốn của dự án

Để có thể đánh giá hiệu quả phân tích dự án đầu tư thì trước hết bạn cần tính được tổng vốn cần thiết để triển khai dự án. Khoản vốn này được dùng để chi trả chi phí xây dựng, tạo ra những điều kiện cần thiết mà dự án yêu cầu để có thể đi vào hoạt động bình thường như đúng mong muốn.

phân tích tài chính dự án đầu tư hiệu quả
Cần tính toán cẩn thận tổng vốn của dự án

 

Cụ thể, tổng vốn đầu tư dự án sẽ gồm:

  • Khoản phí dùng trước đầu tư
  • Khoản phí đầu tư vào tài sản cố định
  • Khoản phí dùng làm vốn lưu động ròng

2.2 Khoản chi tiêu sử dụng trước đầu tư

Để phân tích tài chính dự án đầu tư chính xác thì bạn cần xác định được khoản chi tiêu sử dụng trước đầu tư.

Trước đầu tư có thể sẽ có nhiều khoản cần chi tiêu để có thể đảm bảo dự án được tiến hành đúng thời hạn và theo lộ trình đã đặt ra. Khoản chi tiêu này được gọi là chi phí nghiên cứu dự án.

Có khá nhiều khoản chi phí cần chi tiêu trước khi dự án bắt đầu, ví dụ như: Chi phí chuẩn bị đầu tư dự án, tiền lương cho công nhân viên, tiền để xây lán hoặc nhà tạm cho công nhân viên,…

Xem thêm: 10 kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả nhất 2021

2.3 Vốn đầu tư vào tài sản cố định

Vốn được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định gồm có vốn đầu tư tài sản hữu hình, vốn đầu tư vào tài sản cố định vô hình và vốn lưu động ròng.

Cụ thể:

Vốn đầu tư vào tài sản hữu hình:

  • Chi phí phục vụ cho nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, chi phí vận chuyển và bảo dưỡng, sửa chữa
  • Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 
  • Các tài sản cố định được chuyển tới hoặc được cấp (vẫn tính vào tài sản cố định của dự án dù chủ đầu tư không cần bỏ vốn mua sắm)
  • Tài sản được cho, biếu, tặng hoặc góp vốn liên doanh
cách phân tích tài chính dự án đầu tư
Các tài sản cố định hữu hình cần được xác định để phân tích dự án đầu tư

 

Vốn đầu tư vào tài sản cố định vô hình:

  • Chi phí đầu tư sử dụng đất (đền bù giải phóng mặt bằng, phí mua đất, thuế,…). Với trường hợp sử dụng đất thuê, chi phí thanh toán theo kỳ thì không tính vào tài sản cố định
  • Chi phí mua, thuê sáng chế, phát minh, kỹ thuật sản xuất
  • Chi phí và lợi thế kinh doanh
  • Chi phí đầu tư vào những tài sản cố định thuê tài chính

Chi phí đầu tư vào vốn lưu động ròng:

  • Vốn lưu động đầu tư vào tài sản dự trữ: Chi phí đầu tư để nhằm mục đích mua các tài sản dự trữ nhằm sử dụng khi cần
  • Vốn lưu động đầu tư vào dự trữ tiền mặt: Khoản tiền mặt dự trữ để có thể đề phòng những phát sinh bất ngờ khi dự án đi vào hoạt động
  • Vốn lưu động đầu tư vào các khoản phải thu: Chi phí được sử dụng để ổn định sản xuất trong trường hợp có những khoản người mua chưa thanh toán
  • Vốn lưu động được tài trợ vào khoản phải trả: Khoản phí được dùng để thanh toán những khoản nợ đã tới hạn
phân tích tài chính dự án đầu tư chi tiết
Vốn lưu động rất quan trọng khi đầu tư

>> Xem thêm: Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP

2.4 Đánh giá hiệu quả của dự án thông qua dự trù tài sản của dự án khi khởi sự

Để phân tích dự án đầu tư chính xác thì bạn cũng cần biết rõ dự trù tài sản của dự án khi khởi sự. Tài sản của nhà đầu tư được tạo ra nhờ vào những khoản đầu tư đã bỏ ra:

  • Phí đầu tư tài sản cố định: Là các tài sản có thể nhìn thấy, có giá trị lớn và không bị mất đi sau dự án
  • Phí dùng để làm vốn lưu động và thanh toán các khoản nợ: Chi trả những khoản phí cần thiết khi triển khai dự án

2.5 Các nguồn tài trợ dự án theo dự kiến

Xem thêm: Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Đầu tư vào kênh nào an toàn, hiệu quả

Có 3 nguồn tài trợ dự án theo dự kiến chính, đó là:

  • Vốn huy động nội bộ: Nguồn vốn này xuất phát từ chính doanh nghiệp. Mục đích sử dụng là để đầu tư vào tài sản cố định
  • Vốn cổ phần: Thông qua hình thức tăng vốn cổ phần để tìm được nguồn vốn tài trợ mới
  • Vốn vay: Có thể vay từ ngân hàng với gói vay trung hạn hoặc dài hạn. Mức đích sử dụng thường là để bổ sung đầu tư tài sản cố định

Tham khảo tài liệu phân tích dự án đầu tư chi tiết dưới đây:

phan-tich-tai-chinh-du-an-dau-tu-2

2.6 Xác định lợi ích và chi phí dùng trong dự án

Muốn xác định lợi ích, chi phí dùng trong dự án cần phải dựa vào lợi nhuận mà dự án mang lại là bao nhiêu. Và để đánh giá được thì cần dựa trên chỉ tiêu giá trị của tiền theo thời gian. Phương diện để xác định giá trị tiền theo thời gian là:

  • Cùng một số tiền nhưng ở những thời điểm khác nhau số lượng tài sản mua được không giống nhau
  • Cùng một số tiền nhưng có thể khi đầu tư vào hoạt động A sẽ mang tới lợi ích lớn hơn so với đầu tư hoạt động B bởi chi phí cơ hội của 2 hoạt động khác nhau

Mỗi giai đoạn, giá trị của tiền có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và bị thay đổi. Thế nên, khi phân tích tài chính dự án đầu tư cần phải tính thêm cả khoản phát sinh tại những thời điểm khác nhau.  Lãi suất tính toán là yếu tố phản ánh chân thực chi phí cơ hội sử dụng vốn và có thể chuyển tiền tệ về cùng một thời điểm bằng công cụ này. Như vậy là NIK đã chia sẻ cho bạn biết phân tích dự án đầu tư là gì cũng như cách đánh giá hiệu quả ra sao. Hãy cẩn thận thực hiện bước này trước khi rót tiền vào dự án.

Xem thêm: Với 300 triệu bạn nên đầu tư gì sinh lời?

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!