Phân loại đầu tư công theo tiêu chí nào?
Dự án đầu tư có thể được phân thành nhiều loại dựa trên những yếu tố khác nhau. Vậy cụ thể, có những yếu tố phân loại đầu tư như thế nào? Các loại dự án đầu tư phổ biến hiện nay? Hãy cùng NIK tìm hiểu ngay sau đây!
1. Phân loại đầu tư công theo lĩnh vực hoạt động
Có thể dựa vào lĩnh vực hoạt động để phân loại đầu tư. Cụ thể gồm có 3 loại:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là dự án đầu tư để phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện, nước, thông tin liên lạc, GTVT,… nhằm mục đích thúc đẩy cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là yếu tố then chốt giúp các xí nghiệp mới được ra đời, xưởng sản xuất có thể mở rộng quy mô
- Đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh: Có thể rót vốn để đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại giúp tăng cường năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Từ đó tạo ra nguồn năng lực mới, thúc đẩy tiềm lực kinh tế để cơ sở hạ tầng phát triển hơn
- Đầu tư phát triển các hoạt động văn hóa – xã hội – môi trường: Có thể đầu tư vốn để phát triển những dự án như trùng tu di sản văn hóa, lịch sử,… Khi đầu tư vốn vào văn hóa xã hội có thể giúp nâng cao dân trí – tiền đề để tạo nên sự phát triển của đất nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất
2. Phân loại đầu tư công theo mức độ đầu tư
Hoặc cũng có thể dựa vào mức độ đầu tư để phân loại đầu tư. Cụ thể gồm:
- Đầu tư cải tạo mở rộng: Hoạt động đầu tư này nhằm mục đích tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng, hiện đại hơn so với trước đây. Có thể là đầu tư để mua sắm thêm dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại,… Loại đầu tư này có thể nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất. Vì thế, đầu tư cải tạo mở rộng còn được gọi là đầu tư chiều sâu
- Đầu tư xây mới: Thường đầu tư với số vốn lớn trên quy mô toàn diện và có áp dụng những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật hiện đại
Như vậy có thể thấy loại hình đầu tư xây mới so với đầu tư cải tạo mở rộng lớn hơn cả về quy mô, công nghệ, kỹ thuật và tiến hành trong thời gian dài hơn, tốn nhiều vốn đầu tư hơn. Đương nhiên, hiệu quả, lợi ích nhận về cũng sẽ cao hơn.
3. Phân loại theo thời hạn hoạt động
Nếu dựa trên thời hạn hoạt động để phân loại đầu tư thì cũng sẽ có 2 loại, đó là:
- Đầu tư ngắn hạn: Khi triển khai đầu tư theo loại hình này nhà đầu tư thường nhắm tới các mục tiêu trước mắt và thời gian hoạt động, phát huy tác dụng cũng không dài, chỉ từ 2 – 5 năm. Đặc điểm của đầu tư ngắn hạn là huy động vật chất và kỹ thuật không lớn. Thế nhưng phải thu hồi được vốn nhanh, thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác công trình sớm. Bên cạnh đó, thị trường cũng phải sẵn sàng và tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh
Xem thêm phân tích dự án đầu tư
- Đầu tư trung hạn, dài hạn: Loại hình đầu tư này sẽ cần thời gian dài để dự án phát huy được tác dụng, có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm trở lên và đòi hỏi nguồn vốn lớn
4. Phân loại theo tính chất quản lý
Dựa vào tính chất quản lý cũng có thể phân loại đầu tư thành 2 loại, đó là:
- Đầu tư trực tiếp: Đối với loại hình đầu tư này nhà đầu tư sẽ vừa rót vốn lại vừa tham gia vào quá trình quản lý, điều hành. Cũng bởi thế mà nhà đầu tư sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm cho kết quả đầu tư của mình, có thể là lời hoặc lỗ. Và trong hình thức đầu tư trực tiếp lại chia thành đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn gọi là FDI – Foreign Direct Investment
Xem thêm phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Đầu tư gián tiếp: Khác với đầu tư trực tiếp, hình thức đầu tư này chủ đầu tư chỉ tham gia với vai trò góp vốn. Còn các công việc như quản lý, điều hành sẽ có bên khác lo. Đầu tư gián tiếp khá phổ biến ở lĩnh vực đầu tư tài chính. Đối với hình thức đầu tư này, người bỏ vốn còn được gọi là nhà đầu tư và hoàn toàn khác với nhà quản trị sử dụng vốn. Đây là 2 chủ thể riêng biệt
Trên đây là cách phân loại đầu tư. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng. Do đó, trước khi đầu tư bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.