Kỹ năng xã hội là gì? Có nên cho con nhỏ học kỹ năng xã hội sớm không?

Với sự phát triển đa dạng, nhiều hoạt động như hiện nay thì việc đầu tư vào kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con người. Sự thật là có thành tích xuất sắc, kiến thức sâu rộng vẫn chưa phải là đủ mà mọi người sẽ mong muốn sở hữu nhiều kỹ năng xã hội hơn. Vậy kỹ năng xã hội là gì? Điều đó sẽ được NIK bật mí ngay trong bài hôm nay và có những chia sẻ về lời khuyên nuôi dạy bé ngay từ nhỏ dành cho mẹ để con có những kỹ năng xã hội toàn diện.

Đầu tư cho trẻ nhỏ kỹ năng xã hội là điều cần thiết
Đầu tư cho trẻ nhỏ kỹ năng xã hội là điều cần thiết

1. Kỹ năng xã hội là gì?

Để giải thích một cách đơn giản, có thể hiểu kỹ năng xã hội là một loại kỹ năng mềm, có thể là năng lực và do luyện tập mà nên, giúp  người sở hữu đạt được sự thuận lợi trong các hoạt động như trao đổi, chia sẻ, truyền đạt thông tin tới người khác. Cùng với đó, cư xử khéo léo nhờ các kỹ năng xã hội còn giúp bạn có nhiều mối quan hệ khác nhau, làm nổi bật lên nét riêng của chính bạn trong mắt người xung quanh.

Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ phát triển toàn diện
Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ phát triển toàn diện

2. Vai trò của kỹ năng xã hội với mọi người

Trong thời đại phát triển như hiện nay, sở hữu kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng. Nhiều người có kiến thức nhưng kỹ năng xã hội kém thì khả năng thất bại vẫn rất cao. Do đó, không phải chỉ cần có kiến thức, đôi khi sự thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.

Lấy một ví dụ nho nhỏ, chắc chắn người sở hữu kỹ năng xã hội một cách khéo léo sẽ nhận được sự nhiệt tình, yêu quý của mọi người xung quanh. Sao có thể từ chối một người nhanh nhẹn, biết cách linh hoạt và có thể sắp xếp mọi thứ ổn thỏa được cơ chứ? Và cũng ngược lại, với một người ít nói, không sôi nổi chỉ biết đến chú tâm vào mỗi tri thức thì các mối quan hệ cũng hạn hẹp, các tình huống cũng sẽ không thể xử lý một cách nhanh chóng.

Lợi thế khi sở hữu các kỹ năng xã hội
Lợi thế khi sở hữu các kỹ năng xã hội

3. 7 kỹ năng xã hội quan trọng mà bạn không nên bỏ qua

Vậy chính xác thì các kỹ năng tương tác xã hội mà chúng ta cần nên có là gì? Những bí mật sẽ được bật mí ngay trong phần tiếp theo đây nhé!

3.1 Kỹ năng lắng nghe

Bạn biết lắng nghe khi người khác đang chia sẻ, điều đó không có nghĩa là bạn là người thiệt thòi, chỉ biết làm theo ý kiến của người khác. Đây là quan điểm vô cùng sai lầm đấy nhé!

Bạn có kỹ năng lắng nghe, đây là một sự chuyên nghiệp, cho thấy bạn lịch sự với những người xung quanh trong cách ứng xử thế nào. Đặc biệt trong một số trường hợp, khi bạn biết lắng nghe và đó là cấp trên hay những người bạn cần học hỏi, họ sẽ có thể vui vẻ và chia sẻ những góp ý, đưa ra lời khuyên để bạn có thể cải thiện và phát triển một cách toàn diện hơn.

Còn ngược lại, một người luôn bảo thủ, không biết lắng nghe thì thật chẳng hay chút nào, điều đó chỉ làm sự việc căng thẳng và khó giải quyết hơn thôi.

Hãy lắng nghe khi người khác đang chia sẻ
Hãy lắng nghe khi người khác đang chia sẻ

3.2 Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng tất yếu mà mỗi người nên có, đặc biệt ở trong những môi trường làm việc đặc biệt, cần sự quan trọng của giao tiếp thì việc trau dồi nó lại càng trở nên quan trọng.

Có kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn được “để mắt” hơn, được giao những nhiệm vụ quan trọng, giúp bạn không chỉ cải thiện các kỹ năng mềm mà còn phát triển về tư duy, kiến thức từ người khác.

Giao tiếp tót mang đến nhiều cơ hội cho người sở hữu
Giao tiếp tót mang đến nhiều cơ hội cho người sở hữu

3.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Hiện nay, phong cách làm việc theo team, có một đội không còn xa lạ, do đó mà kỹ năng làm việc nhóm lên ngôi. Bởi các công việc sẽ được phân chia cho các thành viên, không chỉ một người thực hiện. Do đó dù là một người khép mình, kín đáo thì việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm cũng sẽ rất cần thiết nếu bạn muốn thể hiện được nét riêng của bản thân đấy nhé!

Sự kết nối trong công việc tập thể
Sự kết nối trong công việc tập thể

3.4 Kỹ năng nói lời xin lỗi

Nhiều khi bạn sẽ gặp khó khăn và không thể mở lời xin lỗi dù biết là mình đã làm sai đúng không nào? Nhưng bạn hoàn toàn có thể luyện tập và cải thiện để có thể giúp công việc suôn sẻ hơn. Mặc dù khi mới nói lời xin lỗi, bạn sẽ có chút ngại ngùng tkhi thể hiện, nhưng nó sẽ có tác dụng vô cùng luôn đó, hãy thử xem nhé!

Đôi khi bạn sẽ “mắng oan” một ai đó, vậy điều bạn cần là xin lỗi họ đúng không nào, chẳng phải các cụ nói rằng” Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nahu” phải không?

Nói xin lỗi đôi khi là thể hiện bạn hiểu chuyện đến thế nào
Nói xin lỗi đôi khi là thể hiện bạn hiểu chuyện đến thế nào

3.5 Kỹ năng thu hút sự người khác

Thu hút sự chú ý của người khác? Đúng vậy, đây là kỹ năng rất quan trọng nếu bạn muốn người khác để mắt đến mình, giúp đỡ để mình có cơ hội thể hiện, được trau dồi thêm kinh nghiệm…. Nhiều khi trong môi trường học tập và làm việc, bạn còn có thể được cân nhắc để lên vị trí cao hơn, có nhiều tiếng nói hơn đó. Khi bạn đã tạo được ấn tượng với người khác, hãy tiếp tục phát huy để cho họ thấy sự quan trọng ở chính con người bạn, bạn nhé!

Thu hút người khác giúp bạn được nhiều điều trong cuộc sống
Thu hút người khác giúp bạn được nhiều điều trong cuộc sống

3.6 Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Lựa chọn làm một người có nhiều mối quan hệ, mọi việc sẽ có phần thuận lợi, suôn sẻ hơn hay bạn sẽ lựa chọn làm một người khép mình, mọi thứ đều phải xử lý một mình trong cuộc sống? Nik cho rằng dù là ngành nghề gì, lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải có nhiều mối quan hệ.

Một số ví dụ trong trường hợp này có thể kể đến như là:

  • Khi bạn đến một thành phố xa lạ, việc bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ sẽ giúp bạn được khám phá, trải nghiệm nhiều hơn, thêm được những kỷ niệm đáng nhớ, nhiều khi những điều chỉ dân bản xứ mới biết.
  • Hay như khi bạn là một thành viên mới trong một tập thể, việc xây dựng quan hệ với người xung quanh cũng làm cho không khí trở nên dễ chịu, mọi thứ được chia sẻ một cách thoải mái hơn.
  • Hoặc trong công việc, khi nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm ứng viên tài năng, việc sở hữu những mối quan hệ chất lượng cũng sẽ giúp Công ty tìm được những ứng viên sáng giá.
  • ….
Sự quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh
Sự quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh

3.7 Kỹ năng hành xử khi không đồng tình ý kiến của người khác một cách lịch sự

Với mỗi chúng ta, ai chẳng có lúc cảm thấy ấm ức, không hài lòng với một quan điểm, ý kiến của ai khác phải không nào? Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng đều có thể phản bác, thể hiện rõ quan điểm của mình, bởi như vậy sẽ chỉ làm mọi chuyện trở nên rối rắm, khó giải quyết cũng như quan hệ giữa bạn và người đó trở nên tệ đi. Vậy điều bạn nên làm là gì?

Nhiều người có sự nóng tính, có cái tôi lớn thì họ vẫn sẽ cắt ngang lời nói của đối phương, thậm chí mạnh mẽ hơn là thể hiện thái độ qua khuôn mặt bằng các biểu cảm và hành động như: thở dài, vò đầu, bứt tai, tỏ ý không muốn nghe… Nhưng những điều đó thật chẳng nên chút nào đâu nha, bởi nó sẽ phá vỡ hết hình ảnh của bạn trong mắt người khác luôn đó.

Bạn hãy cứ bình tĩnh, lắng nghe ý họ nói, sau khi đối phương kết thúc thì có thể đưa ra những quan điểm, góp ý, hay là phân tích vấn đề từ nhiều mặt khác nhau, thậm chí là đưa ra giải pháp hay cách làm tối ưu hơn để quan điểm của bản thân trở nên thuyết phục, có giá trị.

Vậy nên hãy là một người xư xử văn minh, hòa nhã để mọi chuyện suôn sẻ hơn, bạn cũng sẽ tạo được thiện cảm với người khác bạn nhé!

Liệu có nên tỏ rõ thái độ khi người khác đang trình bày hay không?
Liệu có nên tỏ rõ thái độ khi người khác đang trình bày hay không?

4. Có nên cho con nhỏ học kỹ năng xã hội sớm không?

Từ những thông tin bên trên mà NIK đưa ra, hẳn chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng xã hội. Có thể thấy rầng dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, thì việc sở hữu và ứng dụng khéo léo các kỹ năng mềm cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cho xã hội.

Hẳn là nhiều phụ huynh cũng sẽ băn khoăn, suy nghĩ vậy có nên cho các bé đi học kỹ năng xã hội từ khi còn nhỏ hay không? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học, não bộ của trẻ em sẽ phát triển tốt nhất trong giai đoạn 0 – 3 tuổi, sau độ tuổi này thì não bộ trẻ em sẽ phát triển như một người bình thường.

Thêm vào đó, nghiên cứu cho biết rằng càng nhỏ tuoir thì khả năng tiếp thu kiến thức càng nhanh, chỉ cần dạy 1 -2 lần, thậm chí các bé học hỏi từ những người xung quanh là có thể làm được.  Do đó, việc dạy các bé kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ là có thể thực hiện được.

Đầu tư cho bé luôn là điều cần thiết của mỗi gia đình
Đầu tư cho bé luôn là điều cần thiết của mỗi gia đình

Đầu tư cho những “mầm non tương lai” của đất nước là điều cần thiết mà mỗi gia đình đều nên làm. Bạn đừng chần chừ mà hãy cho con được học hỏi, trải nghiệm thật nhiều từ khi còn nhỏ để con được phát triển một cách toàn diện nhất nhé. 

Toàn bộ bài viết là những thông tin được Nik Edu tổng hợp và trình bày một cách ngắng gọn, súc tích nhất giúp cho bạn đọc được cung cấp những thông tin thiết yếu, chính xác và cô đọng nhất về kỹ năng xã hội. Hãy cứ trau dồi và phát triển bản thân, đừng ngại sai, đừng ngại sửa, đừng ngại nói những lời xin lỗi hay xin những lời khuyên để có thể trở nên toàn diện, hiểu biết hơn trong mọi lĩnh vực nhé.

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!