Kỹ năng lãnh đạo là gì? 14 kỹ năng người lãnh đạo cần rèn luyện là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là gì? Để nắm giữ một trong các vị quan trọng của một tổ chức hay doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng, muốn thành thạo kỹ năng lãnh đạo, đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình rèn luyện nghiêm ngặt trên nhiều phương diện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 14 tố chất cần rèn luyện để trở thành người có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc
14 tố chất cần rèn luyện để trở thành người có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực của bản thân để tạo ảnh hưởng, thúc đẩy mọi người hành động để đạt được mục tiêu đề ra sớm nhất. Người có kỹ năng lãnh đạo là người có tầm nhìn, khả năng hoạch định và quản lý công việc cũng như nhân sự hiệu quả. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào của doanh nghiệp, tổ chức cũng cần phải có.

Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng kiến thức của bản thân để tạo ảnh hưởng
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng kiến thức của bản thân để tạo ảnh hưởng

2. Người lãnh đạo trong tổ chức đóng vai trò như thế nào?

Người lãnh đạo trong tổ chức được ví như là “thuyền trưởng” vì họ biết cách làm thế nào để con tàu hoạt động hết công suất và cập bến một cách nhanh nhất. Trong công việc, nhà lãnh đạo có vai trò hoạch định chiến lược, lên kế hoạch triển khai, điều phối và theo dõi sát sao hoạt động thực thi của các bộ phận. Sự dẫn dắt ban đầu cộng với khả năng điều phối và kiểm soát, công việc của các bộ phận sẽ diễn ra hiệu quả, có trật tự và đạt được mục tiêu sớm nhất.

Người lãnh đạo trong tổ chức được ví như là “thuyền trưởng”
Người lãnh đạo trong tổ chức được ví như là “thuyền trưởng”

Trong doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo không chỉ dành cho người có cấp bậc cao nhất mà còn được trao quyền cho những người quản lý ở cấp thấp hơn. Sự trao quyền này sẽ giảm nhẹ áp lực quản lý của người đứng đầu, đồng thời nâng cao khả năng kiểm soát đối với từng bộ phận cụ thể. Nhờ đó, tất cả mọi người trong tổ chức đều được cống hiến một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ở mọi cấp độ.

3. Người lãnh đạo cần rèn luyện tốt những kỹ năng gì?

Để trở thành người có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, bạn rèn luyện những nhóm kỹ năng như sau.

3.1. Kỹ năng ra quyết định

Là một nhà quản trị cấp cao, mỗi quyết định của bạn đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp. Do đó khả năng đưa ra quyết định chính xác, có căn cứ là điều không thể thiếu. Để đưa ra quyết định tốt, nhà lãnh đạo phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp dữ liệu và thông tin đa nguồn để đưa ra định hướng cho doanh nghiệp.

Khả năng đưa ra quyết định chính xác, có căn cứ là điều không thể thiếu của một nhà lãnh đạo
Khả năng đưa ra quyết định chính xác, có căn cứ là điều không thể thiếu của một nhà lãnh đạo

Mọi quyết định của nhà lãnh đạo đều phải dựa trên căn cứ, kiến thức và nghiên cứu cụ thể, không thể dựa vào yếu tố cảm tính. Với mỗi kế hoạch đưa ra, nhà quản trị phải có những lập luận của riêng mình để phản biện thuyết phục phòng trường hợp kế hoạch đi ngược với mong muốn của mọi người trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sự nhanh chóng, dứt khoát khi ra quyết định cũng là điều kiện cần để kế hoạch được triển khai đúng tiến độ, thời gian để các phòng ban khác thực hiện là hợp lý nhất.

3.2. Tư duy chiến lược

Nhà lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn và tư duy chiến lược hơn người. Họ có khả năng tổng hợp, phân tích và dự đoán tình hình thị trường trong ngắn hạn để hình thành chiến lược phù hợp. Người lãnh đạo có tư duy nhạy bén sẽ biết nắm bắt thời cơ khi cơ hội đến, đồng thời biết cách xử lý nhanh chóng khi có khủng hoảng xảy ra. Nhà quản trị có tư duy chiến lược độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, dễ dàng đi trước xu thế và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Nhà lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn và tư duy chiến lược hơn người
Nhà lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn và tư duy chiến lược hơn người

Rèn luyện tư duy chiến lược đòi hỏi cả quá trình, bắt đầu từ những đánh giá khách quan đến những phân tích chuyên sâu, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển để tối ưu lợi ích nhất cho doanh nghiệp.

3.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trên thực tế, kể cả khi có một nhà lãnh đạo giỏi, doanh nghiệp cũng có khả năng rơi vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng. Đây được coi là thời điểm để nhà quản trị phát huy khả năng xử lý vấn đề của mình. Từ các vấn đề nhỏ cho đến phức tạp đều đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có phương án kịp thời, cấp thiết, giảm thiểu rủi ro mang lại cho doanh nghiệp nhất có thể.

Từ các vấn đề nhỏ cho đến phức tạp đều đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có phương án kịp thời
Từ các vấn đề nhỏ cho đến phức tạp đều đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có phương án kịp thời

Kỹ năng giải quyết vấn đề đòi hỏi người làm lãnh đạo phải nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách khách quan, bằng những dữ kiện đã có để đưa ra phương án phù hợp nhất. Ngoài ra, tính kịp thời cũng phải được đề cao. Vấn đề càng phức tạp, thời gian xử lý càng lâu sẽ khiến doanh nghiệp dễ rơi vào khủng hoảng, bế tắc, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc chung của toàn doanh nghiệp.

3.4. Kỹ năng giao tiếp

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải thường xuyên giao tiếp với đối tác và nhân viên ở các cấp lãnh đạo thấp hơn, do đó trau dồi kỹ năng giao tiếp là điều rất cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giỏi thể hiện ở khả năng trao đổi thông tin, diễn đạt bằng lời nói và cả bằng văn bản, sao cho người tiếp nhận thông tin cảm thấy dễ hiểu, thuyết phục nhất. Hiện nay, có nhiều phương thức giao tiếp phổ thông hơn mà nhà quản trị không cần phải xuất hiện đó là gửi email hoặc thông qua các phần mềm mã hóa thông điệp.

3.5. Kỹ năng quản lý nhân sự

Nhân sự là phần không thể thiếu trong một doanh nghiệp, kể cả khi đã có săn phòng Nhân sự riêng, nhà lãnh đạo cũng cần nắm rõ các quy tắc cơ bản của quản lý nhân sự để điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp nhất. Để phát huy tốt nhất vai trò quản lý nhân sự, nhà quản trị phải hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để uốn nắn cũng như phát huy đúng cách. Hơn nữa, hiểu rõ nhân viên giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nếu có một cách nhanh chóng và hợp lý nhất.

Hiểu rõ nhân viên giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết các mâu thuẫn nội bộ
Hiểu rõ nhân viên giúp bạn có thể dễ dàng giải quyết các mâu thuẫn nội bộ

3.6. Kỹ năng trao quyền

Làm lãnh đạo không có nghĩa là bạn phải ôm đồm tất cả mọi công việc, thay vào đó bạn có thể “trao quyền” quản lý cho những người mà bạn tin tưởng và họ có đủ năng lực. Hành động trao quyền cho một số thành viên trong tổ chức nghĩa là bạn cho họ quyền quản lý, kiểm soát một đội nhóm, giúp nhóm đó có thể hoạt động độc lập, mạnh mẽ hơn mà bạn không cần tham gia quá nhiều vào công việc. Trao quyền còn giúp nhân viên của bạn có động lực phấn đấu để giành vị trí cao hơn, đây cũng là một cách để tạo ra môi trường làm việc thú vị và nhiều thử thách.

Bạn có thể “trao quyền” quản lý cho những người mà bạn tin tưởng và họ có đủ năng lực
Bạn có thể “trao quyền” quản lý cho những người mà bạn tin tưởng và họ có đủ năng lực

Kỹ năng trao quyền thể hiện ở sự đánh giá đúng năng lực của người được trao quyền. Khi đó, nhà quản trị không cần theo dõi quá sát sao từng đầu việc mà vẫn đảm bảo chu trình được vận hành đúng tiến độ. Hành động trao quyền cũng là một cách để nhà lãnh đạo thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với nhân viên.

3.7. Khả năng cố vấn

Cố vấn có thể hiểu là một hoạt động quan hệ được thực hiện trong một bối cảnh cụ thể, ở đó hai người đều thực hiện việc trao đổi giá trị cho nhau, mang về lợi ích chung. Ở vị trí lãnh đạo, cố vấn có thể xem là kỹ năng truyền tải kinh nghiệm cho các cấp bậc trẻ tuổi, ít kinh nghiệm hơn. Lúc này, người lãnh đạo được xem như là “tiền bối”, là tấm gương noi theo của nhân viên cấp dưới.

Để có thể cố vấn cho người khác, bản thân nhà lãnh đạo phải được trau dồi vốn kiến thức rộng bao gồm chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm chinh chiến. Khi đó, các kiến thức truyền đạt đều có độ sâu, có tính thuyết phục và người tiếp nhận thông tin cũng cảm thấy tin tưởng và thuyết phục.

4. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo

  • Tìm ra phong cách lãnh đạo yêu thích

Mỗi nhà lãnh đạo thường sẽ có phong cách lãnh đạo riêng để phù hợp với cá tính cũng như môi trường làm việc. Một số phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay là: huấn luyện viên (coach), nhìn xa trông rộng (visionary), phục vụ (servant), chuyên quyền (autocratic), dân chủ (democratic), lãnh đạo ủy thác (hands off), lãnh đạo giao dịch (transactional), quan liêu (bureaucratic), dẫn đầu (pacesetter). Bạn có thể tìm hiểu dần để tìm ra phong cách quản trị phù hợp với mình.

  • Tận dụng cơ hội lãnh đạo trong mọi trường hợp

Không nhất thiết phải đợi đến khi trở thành nhà quản trị cấp cao của một doanh nghiệp bạn mới có cơ hội thể hiện kỹ năng lãnh đạo mà trong các hoạt động nhóm của một tập thể, tổ chức, nhóm nhỏ, bạn vẫn có thể học tập kỹ năng này. Đó là cách tốt nhất để bạn có thể nắm được cách thức và tâm lý của một người lãnh đạo dù ở một vị trí không quá quan trọng.

  • Rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện có thể hình thành trong bất kỳ hoạt động nào của cuộc sống, nhất là các bài tập trong nhóm nhỏ. Hãy tập suy luận, dám bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như góp ý cho người khác nếu cảm thấy có vấn đề nào đó cần sửa đổi.

  • Luôn đưa ra các sáng kiến

Người thường xuyên đưa ra sáng kiến là người nhanh nhạy, biết các tận dụng cơ hội và khả năng sáng tạo cao. Do đó, trong quá trình làm việc nhóm, bạn hãy năng nổ và cố gắng đưa ra nhiều sáng kiến sáng tạo, độc đáo.

Luôn đưa ra sáng kiến của bản thân
Luôn đưa ra sáng kiến của bản thân
  • Nâng cao kỹ năng lắng nghe

Hãy tập hạ mình xuống và lắng nghe người khác. Không chỉ lắng nghe những góp ý từ người khác để sửa đổi bản thân, cải thiện công việc. Mà còn lắng nghe để hiểu những người cùng đồng công với mình trong công việc. Nó sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu mến, tin tưởng.

  • Rèn luyện tính kỷ luật

Trên con đường thành công thì không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đó là câu nói hoàn toàn đúng với tất cả những nhà lãnh đạo. Bạn phải rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân, phải có nếp sống khác với người bình thường thì mới có thể trở thành một người “khác thường”.

  • Tạo động lực cho người khác

Hiện tại nếu bạn chỉ đang là sinh viên hoặc một nhân viên bình thường thì cũng hãy luôn tạo ra nguồn năng lượng tích cực, nghiêm túc và cố gắng nhất có thể trong mọi công việc. Điều này cũng có thể giúp tạo động lực cho người khác tiếp tục công việc và xây dựng bầu không khí làm việc vui vẻ, lành mạnh.

  • Xây dựng tầm ảnh hưởng

Trước hết bạn hãy tạo dựng nhiều mối quan hệ với bạn học, đồng nghiệp, tiền bối hay hậu bối trong ngành. Bên cạnh đó, hãy luôn cố gắng làm tốt nhất có thể mọi công việc để tạo được danh tiếng tốt, sức ảnh hưởng với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai.

  • Chịu trách nhiệm xử lý xung đột

Trở thành nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc bạn phải trực tiếp đối mặt và đưa ra hướng giải quyết khi có xung đột, thay vì né tránh. Từ việc xử lý những vấn đề nhỏ nhất, bạn sẽ rèn luyện được tư duy xử lý vấn đề, đồng thời rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong công việc. Điều này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn khi giải quyết các vấn đề với vai trò là người lãnh đạo.

Chịu trách nhiệm xử lý những xung đột có thể xảy ra
Chịu trách nhiệm xử lý những xung đột có thể xảy ra

Có thể thấy kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu khi bạn muốn vươn cao lên các vị trí quản trị. Để làm được điều đó, hãy tập trung trau dồi vốn kiến thức chuyên môn vững chắc, đồng thời trang bị các kỹ năng mềm cần thiết ngay từ bây giờ.

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!