Khái niệm kỹ năng là gì? 6 kỹ năng bạn đã biết cách khai phá?

Kỹ năng là gì? Không ít thì nhiều, trong cuộc sống chắc chắn bạn đã từng nghe qua hai từ kỹ năng. Bạn có thể biết nó đấy, nhưng liệu bạn có đã biết cách nắm vững và áp dụng các kỹ năng vào cuộc sống, công việc để khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Vậy kỹ năng là gì? Bạn đã có kỹ năng nào và liệu đã biết cách khai phá những kỹ năng tiềm ẩn của bản thân và áp dụng chúng một cách hiệu quả hay chưa. Hãy cùng Nik tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ năng ngay trong bài viết sau đây nhé!

Kỹ năng là gì? Bạn đã biết những kỹ năng mà mình có?
Kỹ năng là gì? Bạn đã biết những kỹ năng mà mình có?

1. Khái niệm kỹ năng?

Kỹ năng là gì? Thực tế, có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau khi nói về kỹ năng. Nhưng tổng quan nhất, kỹ năng (skill) chính là khả năng áp dụng kiến thức, sự hiểu biết và năng lực của một cá nhân để có thể giải quyết một hoặc nhiều vấn đề với mục đích tạo ra kết quả mong muốn.

Hầu hết, chúng ta đều phải áp dụng kỹ năng vào mọi vấn đề trong cuộc sống. Có thể là khi giao tiếp xã hội, công việc, đời sống, vấn đề gia đình, tình cảm, chuyên môn hay sinh tồn… Khi đã sở hữu kỹ năng và giải quyết vấn đề nào đó một cách thuần thục, chắc chắn bạn sẽ luôn tạo ra những kết quả tích cực và được công nhận thành tựu, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công việc chuyên môn.

Khi có kỹ năng, bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng
Khi có kỹ năng, bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng

2. Một số kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống

Để hiểu cụ thể hơn về kỹ năng là gì, bạn cần làm gì để trau dồi và nắm bắt được chúng thì chúng ta cần tìm hiểu một số loại kỹ năng cần thiết sau:

2.1 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là tất cả những hoạt động tích cực, hành vi của mỗi cá nhân để có thể xử lý các nhu cầu, những vấn đề khó khăn và thách thức diễn ra trong hàng ngày trong cuộc sống. Dạng kỹ năng này được xây dựng và tích lũy dựa trên những kiến thức đã được học hoặc kinh nghiệm thực tế của mỗi cá nhân khi phải xử lý vô vàn vấn đề xảy đến hàng ngày. Một số ví dụ điển hình về kỹ năng sống như:

  • Kỹ năng ứng biến và đối phó
  • Kỹ năng sinh tồn khi đi cắm trại, leo núi hoặc vào rừng…
  • Kỹ năng bơi lội.
  • Kỹ năng thoát hiểm
  • Kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.
  • Kỹ năng sử dụng các vật dụng phục vụ cuộc sống như: khoan, cưa, búa…
  • Kỹ năng quản lý tài chính

2.2 Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những hoạt động liên quan đến vấn đề giao tiếp giữa cá nhân với các mối quan hệ xung quanh như việc sử dụng ngôn ngữ, thái độ, cách ứng xử, hành vi với mục đích tạo ra kết quả tích cực trong giao tiếp.
Theo một số nghiên cứu về tâm lý học hành vi, kỹ năng mềm quyết định đến 75% sự thành công trong công việc của mỗi người. Trong công việc, dạng kỹ năng này không liên quan nhiều đến các vấn đề chuyên môn mà phụ thuộc vào tính cách và cảm xúc của mỗi người trong các tình huống khác nhau.

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành công
Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành công

Đặc biệt, các nhà tuyển dụng rất đề cao kỹ năng mềm trong quá trình sử dụng lao động vì đây cũng là nhân tố giúp họ đánh giá hiệu quả công việc song song với kỹ năng cứng. Một số kỹ năng mềm cần thiết như:

2.3 Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là sự đúc kết giữa lý thuyết, kiến thức và trải nghiệm thực tiễn liên quan đến những vấn đề kỹ thuật và chuyên môn. Nói đơn giản hơn, kỹ năng cứng chính là những kiến thức chuyên môn, các loại bằng cấp chứng chỉ hay trình độ của mỗi cá nhân trong lĩnh vực nào đó.
Hầu hết, chúng ta đều được rèn luyện kỹ năng cứng một cách bài bản thông qua các chương trình giáo dục khi đi học hoặc trong quá trình đi làm… Và tất nhiên, để sở hữu kỹ năng cứng và có chuyên môn cao trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải đầu tư rất nhiều thời gian rèn luyện. Do đó, kỹ năng cứng luôn được xem là một yếu tố quan trọng trong quá trình đi làm hoặc tuyển dụng lao động.

2.4 Kỹ năng con người

Kỹ năng con người theo định nghĩa của từ điển Anh là khả năng giao tiếp giữa cá nhân với các mối quan hệ một cách thân thiện và hiệu quả, đặc biệt là trong vấn đề kinh doanh. Theo mô tả một cách chi tiết hơn của tạp chí kinh doanh Ba Lan thì kỹ năng con người là:

  • Khả năng giao tiếp một cách đồng cảm và hiệu quả.
  • Xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, niềm tin và các tương tác phong phú.
  • Khả năng thấu hiểu bản thân và tiết chế cảm xúc khi phản hồi của mỗi cá nhân.
Kỹ năng con người là khả năng giao tiếp một cách thân thiện
Kỹ năng con người là khả năng giao tiếp một cách thân thiện

2.5 Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là những hoạt động tạo điều kiện tương tác và giao tiếp một cách hiệu quả với người khác. Giao tiếp có sự thay đổi thông qua lời nói hoặc ngôn ngữ hình thể từ đó tạo ra các quy tắc và quan hệ xã hội. Quá trình trao dồi những kỹ năng như vậy được gọi là xã hội hoá.

2.6 Kỹ năng lao động

Kỹ năng lao động chính là thước đo chuyên môn, trình độ, tay nghề… Nói cách khác, đây chính là những khả năng hỗ trợ trong quá trình làm việc để tạo ra năng suất làm việc hiệu quả. Nhân sự có kỹ năng lao động càng cao sẽ được trả mức thù lao xứng đáng, đồng thời cũng có trách nhiệm với công việc cao hơn.

3. Sự khác nhau giữa kỹ năng, kiến thức và khả năng

Để có thể nắm vững kỹ năng là gì, bạn cần phải biết cách phân biệt sự khác nhau giữa 3 yếu tố kỹ năng, kiến thức và khả năng như sau:

  • Kỹ năng: Là sự hiểu biết và thực hiện thành thạo một vấn đề nào đó và có thể vận dụng nó vào thực tiễn. Vì được hình thành dựa trên quá trình rèn luyện và đào tạo nên mỗi cá nhân đều có thể phát triển bất kỳ kỹ năng nào nếu bạn có đủ sự kiên trì và hiểu biết.
  • Kiến thức: Là những gì mà một người có thể am hiểu, tìm hiểu về một chủ đề hoặc vấn đề bất kỳ. Để có thể trau dồi kiến thức, bạn cần phải có sự thấu hiểu và thực hành với nó. Đồng thời đó cũng chính là cơ sở nền tảng để tạo nên kỹ năng.
  • Khả năng: Là tất cả những gì con người có thể làm. Kỹ năng và khả năng là hai khái niệm có sự tương đồng, luôn bổ trợ cho nhau. Khả năng con người có thể là bẩm sinh hoặc không giới hạn, nếu biết cách phát huy, bạn sẽ thực hiện bất cứ điều gì mình muốn.

4. Làm thế nào để xác định và phát triển kỹ năng của bản thân?

4.1 Phương pháp xác định kỹ năng của bản thân

Sau khi định hình được kỹ năng là gì, bạn cần phải thấu hiểu những kỹ năng mà bản thân đang có để có định hướng phát triển. Vậy làm cách nào để biết những kỹ năng của bản thân? Bạn cần đánh giá kỹ năng của bản thân thông qua quá trình học tập, làm việc, cuộc sống hàng ngày, từ đó tìm ra những kỹ năng mình đang có hoặc còn thiếu để có thể lên kế hoạch trau dồi hoặc phát triển.

Thấu hiểu bản thân để định hướng cho sự phát triển
Thấu hiểu bản thân để định hướng cho sự phát triển

4.2 Khai phá và thúc đẩy kỹ năng cá nhân

Mọi kỹ năng đều được hình thành dựa trên sự rèn luyện và tích luỹ sau những trải nghiệm. Nếu biết cách chọn lọc và xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn sẽ biết cách khai phá và thúc đẩy nó một cách hiệu quả. Vậy làm sao để có thể trau dồi kỹ năng cá nhân?

5. Một số phương pháp trau dồi kỹ năng cần thiết và hiệu quả

5.1 Lắng nghe bản thân, khai phá điểm mạnh và cải thiện yếu

Đôi khi chính bản thân chúng ta lại chính là rào cản lớn nhất ngăn ta tiến đến thành công. Có rất nhiều người mơ hồ về bản thân và luôn lẩn quẩn trong câu hỏi “ ta là ai?”. Để biết kỹ năng của bản thân, bạn cần lắng nghe và thấu hiểu bản thân mình hơn. Khi đã biết được bản thân thực sự muốn gì, từ đó có thể khai phá và thúc đẩy những lợi thế, đồng thời cải thiện những điểm yếu để bản thân trở nên hoàn thiện hơn.

5.2 Tạo dựng những mối quan hệ mới và duy trì nó

Việc xây dựng các mối quan hệ mới, đồng thời duy trì các mối quan hệ cũ sẽ giúp bạn đa dạng hóa cuộc sống của bản thân. Từ đó cũng có nhiều góc nhìn hơn về những vấn đề trong cuộc sống và học hỏi được nhiều điều hơn.

Các mối quan hệ xã hội giúp bạn có nhiều cơ hội hơn
Các mối quan hệ xã hội giúp bạn có nhiều cơ hội hơn

5.3 Học tập từ những mối quan hệ xung quanh

“ Học thầy không tày học bạn” ai ai trong mỗi chúng ta chắc cũng một lần nghe qua câu nói này rồi đúng không. Đây là một trong những phương pháp có thể giúp thoát khỏi sự hoang mang “kỹ năng là gì”, đồng thời giúp bạn cải thiện kỹ năng của bản thân một cách nhanh chóng.
Những người có kinh nghiệm hơn trong lĩnh nào đó cũng có thể giúp bạn tránh được những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ và qua đó cũng có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích dựa trên kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được.

5.4 Tìm một mentor (người hướng dẫn) trong công việc

Tìm một người “thầy” trong công việc chính là cách nhanh nhất để bạn có thể học hỏi, trau dồi kiến thức, đồng thời tích luỹ kinh nghiệm một cách hiệu quả. Khi bạn gặp những vấn đề trong công việc, người cố vấn có thể giúp bạn gỡ rối vấn đề ấy vì có thể cũng là những gì mà họ từng trải qua.
Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên có ích, nói những gì bạn cần phải tiếp thu chứ không phải những gì mà bạn muốn nghe. Chính vì thế, việc có một người hướng dẫn tận tâm chính là con đường ngắn nhất để bạn có thể trau dồi các kỹ năng trong công việc.

5.5 Nỗ lực trau dồi và nâng cao kiến thức bản thân

Đừng cứ mãi luẩn quẩn trong câu hỏikỹ năng là gì? Bạn có thể chủ động hơn trong việc học tập và trau dồi kiến thức để phát triển các kỹ năng thông qua internet, báo chí, cổng thông tin điện tử, sách… Việc tự dấn thân sẽ giúp bạn trải nghiệm được những điều mới mẻ hơn.

5.6 Luôn đón nhận và tìm đến những thử thách mới

Bạn cần phải bước ra khỏi vùng an toàn. Đôi khi chúng ta sẽ có sự lo lắng khi đến một vùng đất mới hay bắt đầu những điều mới. Tuy nhiên, đừng sợ hãi mà hãy đón nhận những thử thách mới vì đằng sau sự lo lắng chắc chắn là những trải nghiệm mới, những điều thú vị hơn mà bạn có thể học được.

6. Vai trò của các kỹ năng trong đời sống và công việc

Sau khi tìm hiểu khái niệmkỹ năng là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được tầm quan trọng của các kỹ năng đối với cuộc sống hằng ngày. Không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết, bạn cần phải trang bị cho chính bản thân mình 13 kỹ năng cần thiết sau:

  • Lắng nghe và thấu hiểu
  • Tư duy sáng tạo và hiệu quả mang lại
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng lãnh đạo bản thân và tổ chức
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
  • Kỹ năng đàm phán và thương lượng
  • Kỹ năng tự học và phương pháp học hiệu quả
  • Kỹ năng phát triển bản thân và sự nghiệp cá nhân
  • Kỹ năng xử lý vấn đề
  • Kỹ năng đưa ra mục tiêu và tạo động lực
  • Kỹ năng thuyết phục và thuyết trình
  • Kỹ năng đảm bảo tổ chức hiệu quả
  • Tinh thần tự tôn
Vai trò của kỹ năng trong đời sống và công việc
Vai trò của kỹ năng trong đời sống và công việc

Kỹ năng là gì? Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bản thân đúng không nào. Và Nik cũng hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ bản thân mình hơn, đồng thời biết cách phát triển những kỹ năng vốn có và trau dồi thêm những gì mà bản thân còn thiếu để có thể tiến gần hơn đến sự thành công bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!