Chuyển quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT không? Thông tin mới nhất
Từ trước đến nay các cụ vẫn có câu “ Tấc đất tấc vàng”. Quả thực câu nói này lại càng đúng trong thời điểm hiện nay. Bất động sản hiện nay càng ngày càng có giá trị. Nó không ngừng phát triển để phục vụ cho nhu cầu an cư kinh doanh hay phát triển sản xuất. Chúng vì vậy mà các cuộc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra ngày một nhiều. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi rằng chuyển quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT không? Đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé.
1. Căn cứ pháp lý
Việc chuyển quyền sử dụng đất có phải chịu thuế GTGT không được quy định trong:
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2013.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
2. Chuyển quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
……
6. Chuyển quyền sử dụng đất.
…..”
Như vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Hiểu một cách đơn giản khi hoạt động chuyển nhượng đất đai diễn ra: thì mảnh đất sẽ không phải chịu thuế GTGT còn toàn bộ bất động sản trên mảnh đất đó thì phải chịu thuế 10%.
3. Công ty phải lập tờ khai thuế GTGT và TNDN theo từng lần hay theo kỳ kê khai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này hoặc người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
……
e) Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của người nộp thuế áp dụng theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Như vậy có thể thấy rằng, Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính thuế TNDN theo phương pháp chi phí hợp lý thì không cần nộp tờ khai từng lần phát sinh. Công ty thực hiện tính thuế như hoạt động bán dịch vụ, hàng hóa bình thường.
>> Có thể bạn quan tâm: Cho tặng nhà đất có phải nộp thuế không? Những trường hợp cần lưu ý
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
“Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
….
b) Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
……”
Như vậy, công ty khai thuế tại cơ quan khai thuế quản lý trực tiếp của công ty. Trường hợp chuyển nhượng BĐS của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thì nộp tại nơi có hoạt động chuyển nhượng BĐS.
>> Xem thêm: Mức phạt chậm nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất cập nhật 2023
5. Thuế GTGT chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính như thế nào?
Theo khoản 10 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:
“10. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
a.1) Trường hợp được Nhà nước giao đất để đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.
Ví dụ 35: Năm 2014 Công ty kinh doanh bất động sản A được Nhà nước giao đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng nhà để bán. Tiền sử dụng đất phải nộp (chưa trừ tiền sử dụng đất được miễn giảm, chưa trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) là 30 tỷ đồng. Dự án được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp. Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt là 15 tỷ đồng.
Tổng giá trị đất được trừ được xác định như sau:
– Tiền sử dụng đất được miễn giảm là: 30 tỷ x 20% = 6 tỷ (đồng);
– Tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) là: 30 tỷ – 6 tỷ – 15 tỷ = 9 tỷ (đồng);
– Tổng giá đất được trừ để tính thuế GTGT bao gồm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 9 tỷ + 15 tỷ = 24 tỷ (đồng). Tổng giá đất được trừ được phân bổ cho số m2 đất được phép kinh doanh.
a.2) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất của Nhà nước, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá.
a.3) Trường hợp thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, xây dựng nhà để bán, giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước (không bao gồm tiền thuê đất được miễn, giảm) và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng trường hợp thuê đất xây dựng nhà để bán, kể từ ngày 01/7/2014 thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013.
Ví dụ 36: Công ty cổ phần VN-KR có ngành nghề kinh doanh đầu tư, kinh doanh hạ tầng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Công ty được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất 1 lần để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để thực hiện dự án; thời hạn thuê đất là 50 năm. Diện tích đất thuê là 300.000 m2, giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là 82.000đ/ m2. Tổng số tiền thuê đất phải nộp là 24,6 tỷ đồng. Công ty không được miễn, giảm tiền thuê đất. Sau khi đầu tư xây dựng hạ tầng, Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê là 30 năm, diện tích đất cho thuê là 16.500 m2, đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là 650.000đ/m2 cho cả thời gian thuê, giá đã bao gồm thuế GTGT).
Giá đã có thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng trong cả thời gian cho thuê (30 năm) đối với Công ty cổ phần VN-KR cho nhà đầu tư thuê được xác định là:
16.500 m2 x (650.000 – (82.000đ/m2 : 50 năm x 30 năm)) = 9,9132 tỷ đồng.
Giá chưa có thuế GTGT được xác định là: 1/01/clip_image004.gif” width=”56″ /> = 9,012 tỷ đồng.
Thuế GTGT là: 9,012 x 10% = 0,9012 tỷ đồng.
a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT.
Nếu giá đất được trừ không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.
Ví dụ 37: Tháng 8/2013 Công ty A nhận chuyển nhượng (mua) 200m2 đất của cá nhân B ở Khu dân cư Bình An thuộc tỉnh X với giá chuyển nhượng là 6 tỷ đồng. Công ty A có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, chứng từ thanh toán tiền cho cá nhân B số tiền 6 tỷ đồng. Công ty A không đầu tư xây dựng gì trên mảnh đất này. Tháng 10/2014, Công ty A chuyển nhượng mảnh đất mua từ cá nhân B nêu trên với giá 9 tỷ đồng (bán lại với giá 9 tỷ đồng) thì Công ty A thực hiện lập hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT, giá đất được trừ trong giá tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng (6 tỷ đồng).
Ví dụ 38: Tháng 11/2013, Công ty TNHH A nhận chuyển nhượng 300m2 đất kèm theo nhà xưởng trên đất của cá nhân B với trị giá là 10 tỷ đồng và không có đủ hồ sơ giấy tờ để xác định giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng. Đến tháng 4/2014 Công ty TNHH A chuyển nhượng 300m2 đất này kèm nhà xưởng trên đất với trị giá là 14 tỷ đồng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm nhận chuyển nhượng (tháng 11/2013).
Ví dụ 39:
Tháng 9 năm 2013 Công ty B mua 2000 m2 đất đã có một phần cơ sở hạ tầng từ Công ty kinh doanh bất động sản A tổng giá thanh toán là 62 tỷ đồng (trong đó giá đất không chịu thuế GTGT là 40 tỷ đồng, đơn giá là 20 triệu đồng/1m2).
Trên hóa đơn Công ty A ghi:
– Giá chuyển nhượng chưa có thuế GTGT: 60 tỷ đồng
– Giá đất không chịu thuế GTGT: 40 tỷ đồng
– Thuế GTGT đối với cơ sở hạ tầng: 2 tỷ đồng
– Tổng giá thanh toán: 62 tỷ đồng
Công ty A phải kê khai thuế GTGT phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Giả sử thuế GTGT đầu vào để xây dựng cơ sở hạ tầng của Công ty A là 1,5 tỷ đồng đủ điều kiện để khấu trừ thì:
Thuế GTGT phải nộp = 2 tỷ – 1,5 tỷ = 0,5 tỷ (đồng)
Công ty B tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng 10 căn biệt thự (diện tích sàn 200 m2/biệt thự) để bán. Tổng số thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự là 3 tỷ đồng.
Ngày 01/4/2015, Công ty B ký hợp đồng bán 01 căn biệt thự cho khách hàng C, giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng, giá đất được trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với 01 căn biệt thự bán ra:
– Giá trị quyền sử dụng đất (chưa bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A cho 01 căn biệt thự là: 20 triệu x 200 m2 = 4 tỷ (đồng)
– Giá trị cơ sở hạ tầng phân bổ cho 01 căn biệt thự là:
(20 tỷ : 2000 m2) x 200 m2 = 2 tỷ (đồng)
– Giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng) tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là: 6 tỷ đồng.
Trên hóa đơn Công ty B ghi:
– Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
– Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 6 tỷ đồng
– Thuế GTGT là 0,4 tỷ đồng [(10 tỷ – 6 tỷ) x 10%]
– Tổng giá thanh toán: 10,4 tỷ đồng
Giả sử trong tháng Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – số thuế đầu vào được khấu trừ = 0,4 tỷ x 10 căn – 3 tỷ = 1 tỷ (đồng).
Tiền thuế GTGT đối với giá trị cơ sở hạ tầng ghi trên hóa đơn nhận chuyển nhượng từ Công ty A đối với 10 biệt thự là 2 tỷ đồng không được kê khai, khấu trừ.
Trường hợp Công ty B xác định giá trị quyền sử dụng đất không bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng tại thời điểm nhận chuyển nhượng từ Công ty A được trừ khi xác định giá tính thuế của 01 căn biệt thự bán ra là 4 tỷ đồng. Trên hóa đơn Công ty B ghi:
– Giá chuyển nhượng 01 căn biệt thự: 10 tỷ đồng
– Giá đất được trừ không chịu thuế GTGT: 4 tỷ đồng
– Thuế GTGT là 0,6 tỷ đồng [(10 tỷ – 4 tỷ) x 10%]
– Tổng giá thanh toán: 10,6 tỷ đồng
Giả sử trong tháng 4/2015, Công ty B bán hết 10 căn biệt thự. Khi Công ty B kê khai, nộp thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp = số thuế GTGT đầu ra – số thuế đầu vào được khấu trừ (gồm thuế GTGT đầu vào để xây biệt thự và thuế GTGT đầu vào đối với giá trị cơ sở hạ tầng) = 0,6 tỷ đồng x 10 căn biệt thự – 3 tỷ đồng – 2 tỷ đồng (thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng) = 1 tỷ đồng.
a.5) Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật; nếu tại thời điểm ký hợp đồng BT chưa xác định được giá thì giá đất được trừ là giá để thanh toán công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ 40: Công ty cổ phần P ký hợp đồng BT với UBND tỉnh A về việc xây dựng cầu đổi lấy giá trị đất; giá thanh toán công trình được UBND tỉnh A xác định tại thời điểm ký hợp đồng theo quy định của pháp luật là 2.000 tỷ đồng, đổi lại Công ty cổ phần P được UBND tỉnh A giao cho 500 ha đất tại huyện Y thuộc địa bàn tỉnh. Công ty cổ phần P sử dụng 500 ha đất để xây nhà để bán thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT được xác định là 2.000 tỷ đồng.
a.6) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân theo hợp đồng chuyển nhượng, sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng sang thành đất ở để xây dựng chung cư, nhà ở… để bán thì giá đất được trừ khi tính thuế GTGT là giá đất nông nghiệp nhận chuyển nhượng từ người dân và các chi phí khác bao gồm: khoản tiền sử dụng đất nộp NSNN để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thuế thu nhập cá nhân nộp thay người dân có đất chuyển nhượng (nếu các bên có thỏa thuận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp thay).
a.7) Trường hợp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bán thì giá đất được trừ tính cho 1m2 nhà để bán được xác định bằng giá đất được trừ theo quy định từ điểm a.1 đến a.6 nêu trên chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu thang, tầng hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất.
b) Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, giá tính thuế GTGT là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng trừ (-) giá đất được trừ tương ứng với tỷ lệ % số tiền thu được trên tổng giá trị hợp đồng.”
Như vậy có thể thấy rằng: Giá tính thuế = Giá chuyển nhượng bất động sản – Giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
Xem thêm: Các loại thuế và cách tính thuế nhà đất khi làm sổ đỏ theo quy định 2023
6. Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT của cụm từ tiếng Anh Value Added Tax.
Nguồn gốc của thuế GTGT là từ thuế doanh thu. Thuế này được ban hành lần đầu tiên vào năm 1954 tại Pháp, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Hầu hết các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thuế GTGT.
Tại Việt Nam, dựa trên Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định “thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ”.
7. Khái niệm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia quý giá. Nó là tư liệu sản xuất quan trọng đặc biệt. Đất đai cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu trong môi trường sống của người dân. Đất đai cũng là địa bàn quan trọng để phân bố các khu vực dân cư, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng điện, đường, trường học, trạm y tế…
Khi xuất hiện các giao dịch liên quan đến đất đai, việc chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân cho cá nhân, cá nhân cho tổ chức, tổ chức cho tổ chức phải được thực hiện dựa trên các hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Hợp đồng này có thể là hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê lại, hợp đồng thế chấp, hợp đồng thừa kế… tất cả các nội dung quy định trong hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là hợp đồng theo đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất) theo các điều kiện, nội dung, hình thức được quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Trong đó, người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải trả cho người chuyển nhượng một số tiền. Mà số tiền này bằng với giá trị của quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản với các điều khoản nằm trong sự cho phép của pháp luật cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các bên tham gia giao dịch, chuyển nhượng đất đai phải làm thủ tục đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trong thực tế, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng giữa hai bên. Hình thức này là biểu hiện tập trung nhát tính chất của chuyển quyền sử dụng đất.
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thiết lập, người được chuyển quyền sử dụng đất trở thành người có quyền trong việc khai thác lợi ích và tiềm năng của đất. Đồng thời phải trả cho người chuyển nhượng một khoản tiền nhất định tương ứng với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã góp phần giảm bớt các thủ tục hành chính. Tỉnh giảm các thủ tục không cần thiết như xét duyệt, thu hồi, giao đất. Tuy nhiên, tất cả vẫn phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí của các hành vi tự điều chỉnh đất đai giữa những người sử dụng đất để xác lập quyền sử dụng đất cho chủ thể mới mà không phải thu hồi đất của người này giao cho người kia.
Trên đây là những thông tin xung quanh thuế GTGT cũng như những gợi ý giúp trả lời câu hỏi “Chuyển quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT không”.
Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK
Xem thêm: Các loại thuế phí khi chuyển quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2023