Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang cập nhật mới nhất 

An Giang là tỉnh thành có diện tích lâu đời nhất tại Tây Nam Bộ. Diện tích của An Giang cũng khá lớn. Hiện nay, An Giang đang tích cực phát triển thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản cũng như trồng cây nông nghiệp. Hãy cùng  chúng NIK cập nhật bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang mới nhất để có thêm những thông tin  cụ thể nhé.

1. Tổng quan tỉnh An Giang 

1.1. Đơn vị hành chính và dân số của tỉnh An Giang 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang về hành chính
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

 

Đơn vị hành chính tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang với diện tích 3406km2 bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc tỉnh. Cụ thể:

Thành phố Long Xuyên với dân số 272.365 người bao gồm 11 phường, 2 xã 

Thành phố Châu Đốc với dân số 101.765 bao gồm 5 phường, 2 xã.

Thị xã  Tân Châu với dân số 140.540 dân bao gồm 5 phường, 9 xã.

Huyện An Phú với dân số 191.328 bao gồm 2 thị trấn, 12 xã.

Huyện Châu Thành với dân số 171.480 bao gồm 1 thị trấn, 12 xã

Huyện Chợ Mới với dân số 307.981 người bao gồm 2 thị trấn, 16 xã

Huyện Phú Tân với dân số 171.480 người bao gồm 1 thị trấn, 12 thị xã.

Huyện Thoại Sơn với dân số 180.951 người bao gồm 3 thị trấn, 14 xã.

Huyện Tịnh Biên với dân số 108.562 người bao gồm 3 thị trấn, 11 thị xã.

Huyện Tri Tôn với dân số 142.000 người bao gồm 2 thị trấn, 13 xã.

Như vậy đơn vị hành chính của tỉnh An Giang bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong đó  bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã.

 Dân số tỉnh An Giang

An Giang cũng là tỉnh có dân số khá đông với tổng  số 1.908.352 người. Trong đó:

Dân số thành thị là 602.730 người (31,58%)

Dân số nông thôn là 1.305.622 người (68,42%)

Mật độ dân số là 540 người/km²

Đa dạng các dân tộc như Kinh, Khmer, Hoa, Chăm

1.2. Vị trí địa lý tỉnh An Giang 

An Giang được đánh giá là tỉnh có vị trí chiến lược ở vùng tây Nam Bộ. Trực thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Vị trí tiếp giáp:

Phía Đông giáp với Đồng Tháp,

Phía Bắc giáp với Campuchia có đường biên giới dài 100km,

Phía Nam và phía Tây Nam giáp với Kiên Giang,

Phía Đông Nam giáp với TP Cần Thơ.

1.3. Lịch sử lâu đời của An Giang 

An Giang là vùng đất có lịch sử lâu đời
An Giang là vùng đất có lịch sử lâu đời

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch chi tiết thành phố Hải Phòng cập nhật mới nhất 2021

An Giang thực chất là vùng đất có lịch sử rất lâu đời. Xưa kia An Giang là lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp với dân số chủ yếu là dân tộc Chăm. Đến đầu thế kỷ XVIII thì dâng cho nhà Nguyễn.

Đến thời vua Minh Mạng, An Giang là một trong những tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh (1832).

Đến thời Pháp Thuộc An Giang được chia tách ra nhiều lần với nhiều tên gọi khác nhau trực thuộc chính quyền Việt Nam cộng hòa. Ví dụ như: tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyên…

Từ năm 1976 đến nay, vùng đất này có tên gọi là An Giang, diện tích và đơn vị hành chính so với ngày nay không có gì khác nhau.

1.4. Thông tin liên hệ cơ quan nhà nước tại An Giang 

Nếu cần liên hệ các công việc hành chính tại An Giang, bạn có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

Ủy Ban nhân dân Tỉnh An Giang

Địa chỉ: 82 Tôn Đức Thắng, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang

Số điện thoại: (0296) 3856.188

Email: banbientap@angiang.gov.vn

Website: http://www.angiang.gov.vn/

Báo An Giang – cơ quan ngôn luận: baoangiang.com.vn

Đài truyền hình An Giang: atv.org.vn

2. Bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang 

2.1. Phạm vi, tính chất lập quy hoạch An Giang 

Phạm vi địa giới hành chính

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

 

Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang, địa giới hành chính của tỉnh An Giang được quy hoạch như sau: 

Phía Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia;

Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;

Phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ;

Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

Trong đó nghiên cứu mở rộng phạm vi bao gồm vùng quốc gia, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, và vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm toàn bộ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang với diện tích 353.667 ha.

Tính chất lập quy hoạch An Giang

Quy hoạch đất đai của An Giang dựa trên các tính chất:

  • An Giang là cửa ngõ kết nối giao thương giữa các vùng ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh và Campuchia.
  • Biến An Giang thành một trong các vùng kinh tế chủ lực về nông sản, thủy sản đạt chất lượng cao. Và trở thành một trong những đầu tàu tăng trưởng của vùng  kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. 
  • Phát triển An Giang thành đô thị – công nghiệp tập trung. Xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ đa ngành.
  • Xây dựng An Giang thành vùng phát triển nông nghiệp chuyên canh công nghệ cao.
  • Xây dựng An Giang thành vùng phát triển du lịch tín ngưỡng, sinh thái, văn hóa lễ hội.
  • Biến An Giang thành tỉnh có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng vùng tây nam bộ.

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK

2.2. Thông tin, bản đồ quy hoạch An Giang về sử dụng đất 

Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang, kế hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang bao gồm những chỉ tiêu chính như sau:

Tiêu chí sử dụng đất ngành nông nghiệp

Tiêu chí sử dụng đất ngành nông nghiệp

Tiêu chí sử dụng đất ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp

Tiêu chí sử dụng đất ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

Tiêu chí sử dụng đất cho quốc phòng, an ninh

bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

2.3. Thông tin, bản đồ quy hoạch An Giang về phát triển không gian vùng 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang về phát triển kinh tế vùng được phân thành 3 vùng kinh tế nhỏ. Cụ thể như:  

Tiểu vùng 1: tiểu vùng trung tâm

Tiểu vùng trung tâm có vị trí địa lý ở phía Tây Nam của tỉnh. Bao gồm TP. Long Xuyên, Huyện Châu Thành, Huyện Thoại Sơn. Trong đó trung tâm tiểu vùng là TP. Long Xuyên.

Tiềm năng phát triển của tiểu vùng 1

Trung tâm về hành chính – chính trị – kinh tế – văn hóa – giáo dục – khoa học – công nghiệp – nông nghiệp của Tỉnh.

Kết nối với tiện với các trục hành lang kinh tế Quốc gia trọng điểm như đường QL.91, QL.80, QL.N2, sông Hậu

Kết nối An Giang với trung tâm vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, và Thủ đô Phnompenh (Campuchia).

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch chi tiết TP Vũng Tàu cập nhật mới nhất 2021

 Động lực phát triển

Phát triển tiểu vùng 1 với các khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp tập trung, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Tiểu vùng 2: tiểu vùng phát triển nông nghiệp – thủy sản

Vị trí của tiêu vùng này nằm ở phía Đông Bắc và Đông Nam của An Giang. Nó bao gồm TX Tân Châu, Huyện Phú Tân, Huyện Chợ Mới, một phần Huyện An Phú. Trung tâm tiểu vùng là TX. Tân Châu và huyện Chợ Mới.

Tiềm năng của tiểu vùng:
  • Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản.
  • Tiềm năng phát triển du lịch
  • Tiềm năng phát triển kinh tế, dịch vụ xuất nhập khẩu, kinh tế cửa khẩu.
Động lực phát triển

Động lực để phát triển vùng 2 bao gồm: phát triển đô thị, phát triển nông nghiệp chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nước và bảo tồn sinh học, phát triển kinh tế cửa khẩu.

Tiểu vùng 3: tiểu vùng phát triển kinh tế phía Tây

Vị trí nằm ở phía Tây của Tỉnh, gồm TP. Châu Đốc, TX. Tịnh Biên, Huyện Châu Phú, Huyện Tri Tôn, một phần Huyện An Phú. Trung tâm tiểu vùng là TP.Châu Đốc.

Tiềm năng của tiểu vùng:
  • Tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu
  • Thuận lợi kết nối giao thông thông qua các trục kinh tế chiến lược như N1, QL.91, QL.91C, đường Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, nối với QL.2, QL.21 của Campuchia.
  • Điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
  • Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, tôn giáo…
 Động lực phát triển

Động lực phát triển tiểu vùng 3 này gồm có: phát triển đô thị, khu công nghiệp tập trung, dịch vụ thương mại, cửa khẩu, văn hóa tín ngưỡng, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Trí tuệ đầu tư

2.4. Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh An Giang 

Theo thông tin quy hoạch bản đồ sử dụng đất tỉnh An Giang, bản đồ giao thông của tỉnh An Giang được phân chia như sau:

2.4.1. Giao thông đường bộ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang về quy hoạch phát triển giao thông
Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh An Giang

 

Giao thông đối ngoại

Giao thông đối ngoại bao gồm các tuyến đường cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng dài khoảng 145km, quy mô 4 làn xe; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91, 91C; Xây dựng, hoàn thiện tuyến đường N1 dọc biên giới Việt Nam- Campuchia; Nâng cấp tỉnh lộ 941 thành quốc lộ…

Giao thông trong tỉnh

Hệ thống giao thông trong tỉnh An Giang cũng được chú trọng, nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Cụ thể là Đường tránh Quốc lộ 91, hệ thống tỉnh lộ. Với hệ thống giao thông huyện lộ và liên xã được xây dựng, nâng cấp đạt chuẩn đường cấp V…

Giao thông đô thị:

Tỷ lệ đất giao thông và giao thông tĩnh trong đất xây dựng đô thị tối thiểu phải đạt:

Tính đến đường liên khu vực: 6%.

Tính đến đường khu vực: 13%.

Tính đến đường phân khu vực: 18%.

Trong đó, chủ yếu là Định hướng phát triển giao thông công cộng, sử dụng bằng xe bus. Cụ thể là các tuyến bus liên tỉnh, nội tỉnh hoặc các tuyến bus đô thị

2.4.2. Giao thông đường thủy

Phát triển giao thông đường thủy tỉnh An Giang
Phát triển giao thông đường thủy tỉnh An Giang

 

 Hệ thống đường thủy nội địa

Chú trọng xây dựng hệ thống giao thông đường thủy nội địa hiện đại, đạt chuẩn.

  • Sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao thuộc cấp đặc biệt.
  • Kênh Xáng Tân Châu – Châu Đốc thuộc cấp I.
  • Kênh Tám Ngàn, kênh Vĩnh tế, kênh Tri Tôn, kênh Vịnh Tre, Kênh Long Xuyên – Rạch Giá thuộc kênh cấp III.
  • Kênh Ba Thê, kênh Mặc Cần Dưng thuộc cấp IV.
 Bến cảng

Xây dựng các bến cảng với tải trọng lớn, giúp gia thương kinh tế dễ dàng hơn. Cụ thể như: 

  • Khu bến Mỹ Thới đáp ứng được tàu tải trọng lớn nhất 10.000 DWT.
  • Cảng Tân Châu xây mới đáp ứng được tàu tải trọng lớn nhất 5000 DWT.
  • Cảng Bình Long huyện Châu Phú đáp ứng được tàu tải trọng lớn nhất 3000 DWT.
  • Cảng khu công nghiệp Bình Hòa cho tàu tải trọng 2000 DWT.
  • Xây dựng mới cảng Long Bình huyện An phú cho tàu trọng tải lớn nhất 2000 DWT.

2.4.3. Giao thông đường hàng không

Xây dựng Sân bay An Giang: đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO. Nó là sân bay nội địa, dùng chung trong lĩnh vực dân dụng và quân sự. Với quy mô đường băng là 1,85kmx45m

3. Bản đồ An Giang cập nhật mới nhất 

3.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 

Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

 

3.2. Bản đồ giao thông tỉnh An Giang 

Bản đồ giao thông tỉnh An Giang
Bản đồ giao thông tỉnh An Giang

 

3.3. Bản đồ du lịch tỉnh An Giang 

Bản đồ du lịch tỉnh An Giang
Bản đồ du lịch tỉnh An Giang

 

3.4. Điểm du lịch nông nghiệp An Giang

Điểm nông nghiệp tỉnh An Giang
Điểm nông nghiệp tỉnh An Giang

 

Trên đây là cập nhật bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang mới nhất. Có thể thấy An Giang rất giàu tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế như bất động sản, đầu tư, du lịch, nông nghiệp… Nếu bạn muốn biết cách để tránh gặp rủi ro khi đầu tư bất động sản, hãy tham gia ngay Khóa học miễn phí 3 ngày về Kinh doanh & Đầu tư bất động sản của NIK! Thay vì THỬ, MẤT TIỀN và SAI >> ĐĂNG KÝ HỌC TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Nha Trang update mới nhất năm 2021

Với kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc NIK luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và làm kim chỉ nam hoạt động của công ty. “Vì lợi ích của khách hàng” luôn là điều mà NIK lấy làm tôn chỉ và cố gắng mang đến cho quý khách hàng những bài học về tri thức tốt nhất. Vì vậy mà chúng tôi tin tưởng rằng những dịch vụ của NIK sẽ làm quý khách cảm thấy hài lòng!